Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Phát triển trí não bằng 10 cách đơn giản

Để giữ cho não hoạt động tốt, điều quan trọng là bạn phải tập thể dục cho não của mình. 10 phương pháp đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn rèn luyện não bộ một cách dễ dàng mà hiệu quả.

1. Nụ cười – đơn giản nhưng hiệu quả

Một nụ cười bằng mười thang Thu*c bổ (Nguồn: Internet)

Não bộ kiểm soát cơ thể, nhưng cơ thể cũng có thể ảnh hưởng tới bộ não bằng những tín hiệu gửi tới hệ thần kinh. Trên thực tế, cơ thể và tâm trí phối hợp với nhau để tạo nên nhận thức của con người về thế giới.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét cách bộ não phân tích các dấu hiệu nhận được từ cơ thể và đưa ra một số cách giúp con người cải thiện tâm trí. Theo các nghiên cứu, cười không cần lý do sẽ đánh lừa bộ não và mang lại cho người ta cảm giác thư giãn, hạnh phúc hơn.

Trong một thí nghiệm, những người tham gia được yêu cầu ngậm đũa trong miệng theo cách như thể các cơ mặt đang cười. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tham gia này giải quyết nhiệm vụ căng thẳng tốt hơn người không ngậm đũa và không có biểu hiện vui vẻ trên khuôn mặt.

2. Sử dụng tay không thuận

Sử dụng tay không thuận (Nguồn: Internet)

Bạn thường sử dụng tay thuận để thực hiện các công việc đơn giản không đòi hỏi sự tập trung, tuy nhiên bạn hãy thử sử dụng tay không thuận để ăn hoặc đánh răng…vv. việc sử dụng tay không thuận đòi hỏi sự tập trung cao độ và tạo cơ hội để não bộ vận động nhiều hơn.

3. Tư thế mở rộng

Tư thế mở rộng cơ thể tăng cảm giác mạnh mẽ (Nguồn: Internet)

Một số tư thế tạo cho người ta cảm giác mạnh mẽ. Các nhà nghiên cứu gợi ý rằng một số tư thế mở rộng cơ thể và bề mặt tiếp xúc của cơ thể thậm chí có thể tác động tới nồng độ hormone, khiến người ta cảm thấy mạnh mẽ hơn và sẵn sàng mạo hiểm hơn.

Trong một nghiên cứu, những người tham gia được yêu cầu giữ cơ thể ở các tư thế tạo ít hay nhiều cảm giác mạnh mẽ/tư thế sức mạnh khác nhau, rồi được đưa cho 2 đôla để tự lựa chọn giữ hay C* c**c. Kết quả cho thấy những người giữ các tư thế sức mạnh lớn dễ đem tiền ra đánh cược hơn để có gấp đôi tiền.

Các nhà nghiên cứu cho biết mặc dù các tư thế có liên quan tới sức mạnh có vẻ nam tính, chúng cũng có tác dụng tương tự với phụ nữ.

4. Tính nhẩm

Tính nhẩm thay vì lạm dụng máy tính (Nguồn: Internet)

Bạn nên tập luyện tính nhẩm thay vì lạm dụng máy tính hỗ trợ tính toán hàng ngày. sẽ rất khó khăn để thực hiện các phép tính đơn giản trong đầu khi bạn lớn tuổi và bạn phải “cầu cứu” máy tính. tính nhẩm là một cách đơn giản giúp não bộ luôn vận động.

5. Ngủ ngắn

Ngủ ngắn để thông minh hơn (Nguồn: Internet)

Nằm ngủ ngắn không chỉ giúp bộ não mệt mỏi được thư giãn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cũng như tác dụng của một giấc ngủ sâu vào ban đêm, một giấc ngủ ngắn giữa ngày cũng giúp tăng cường trí nhớ, khả năng học tập và các hoạt động tâm trí.

6. Âm nhạc

Lắng nghe bài hát yêu thích (Nguồn: Internet)

Liệu pháp âm nhạc và thói quen nghe nhạc, đánh đàn là những bài tập thể dục tuyệt vời cho não. nó không chỉ giúp cải thiện khả năng tập trung tinh thần của bạn mà còn hỗ trợ chức năng nhận thức lâu dài cho não bộ và tốt cho sức khỏe thể chất.

Nhiều nghiên cứu cho thấy nghe nhạc cổ điển có thể giúp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phát triển trí tuệ, nâng cao kỹ năng, thông thạo ngôn ngữ. bên cạnh đó âm nhạc cũng là một liệu pháp điều trị chứng mất trí nhớ rất hiệu quả. nếu yêu thích một bài hát đặc biệt, bạn hãy lắng nghe bài hát đó nhiều lần để giúp não bộ làm quen với giai điệu và dần dần ghi nhớ nhạc điệu của toàn bộ bài hát. điều này sẽ tăng cường khả năng ghi nhớ của não.

7. Tư thế thiền

Tư thế thiền giúp tĩnh tâm (Nguồn: Internet)

Đặt cơ thể vào tư thế thiền và thở sâu giúp thư giãn, thả lỏng tâm trí, theo một nghiên cứu năm 2008 đăng trên tạp chí plos one.các nhà nghiên cứu cho biết có thể khi tập trung vào cơ chế não bộ kiểm soát tư thế và hơi thở sẽ giúp mang lại hiệu quả thư giãn cho tâm trí.

8. Thực hiện nhiều công việc một lúc

Thực hiện nhiều việc (Nguồn: Internet)

Thực hiện cùng một lúc các công việc như sử dụng máy vi tính, nghe nhạc, giải bài tập toán…vv đòi hỏi bạn phải tập trung. Tất cả những công việc này thường là đơn giản nếu làm riêng rẻ nhưng nếu thực hiện cùng một lúc sẽ rất dễ nhầm lẫn nếu bạn lơ là. Do vậy đây được xem là một cách rèn luyện sự tập trung cho não bộ.

9. Học một ngôn ngữ mới

Học một ngôn ngữ mới (Nguồn: Internet)

Việc học một ngôn ngữ mới mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích. Bạn không chỉ có thêm kỹ năng về ngoại ngữ, mà còn giúp bộ não được luyện tập hằng ngày, từ đó ngăn chặn sự suy giảm trí nhớ.Việc học ngoại ngữ đòi hỏi bạn phải nhớ, nhận biết, hiểu các từ, từ đó giúp chức năng não của bạn vươn đến một tầm cao mới. Việc học ngôn ngữ là một công cụ tuyệt vời giúp bạn phòng chống bệnh mất trí nhớ, tăng thêm vốn từ, ngữ pháp và khả năng diễn đạt lưu loát hơn.

10. Nói chuyện một mình

Nói chuyện một mình giảm nguy cơ mất trí (Nguồn: Internet)

Các nghiên cứu đã chỉ ra khi người ta nói chuyện với chính mình sẽ có ít nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ sau này. việc nói chuyện một mình, thậm chí kể cho chính mình nghe một câu chuyện nào đó sẽ giúp trì hoãn quá trình mất trí nhớ, giúp bạn nâng cao khả năng tập trung vào những chi tiết quan trọng.

Hơn nữa, nói chuyện với chính mình được đánh giá là một bài tập cảm xúc tuyệt vời. Liệu pháp này được áp dụng trong việc điều trị bệnh Alzheimer được chứng minh là giúp cải thiện chức năng bộ nhớ bằng cách giúp bạn giữ lại được nhiều thông tin hơn.

Theo Tuyết Trinh/VietQ

Link bài gốc Lấy link

https://vietq.vn/phat-trien-tri-nao-bang-10-cach-don-gian-d34708.html?fbclid=IwAR1a1L-27VAR3GBPUL-0SjaP2DTLC3sjm5-xNxX1Y5lo6fKQXz4ZTXUJkI0

Theo Tuyết Trinh/VietQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/phat-trien-tri-nao-bang-10-cach-don-gian/20211109121025825)

Tin cùng nội dung

  • Các nhà khoa học Đức đã phát hiện rằng, một giấc ngủ ngắn buổi trưa khoảng 45-60 phút giúp nâng cao trí nhớ gấp 5 lần
  • Có rất nhiều loại Thu*c hay thực phẩm chức năng, có thể kéo dài tình trạng lão hóa của não bộ, cải thiện trí nhớ. Tuy nhiên, cũng có nhiều cách làm chậm quá trình này, đồng thời cải thiện chức năng hoạt động của bộ não, mà không cần dùng Thu*c.
  • Bệnh Alzheimer có thể được chia thành các giai đoạn nhẹ, trung bình hoặc nặng. Mỗi giai đoạn đều có các triệu chứng riêng biệt.
  • Bệnh Alzheimer là nguyên nhân thường gặp nhất, (chiếm khoảng 60 đến 70%), của hội chứng sa sút trí tuệ. Người mắc bệnh Alzheimer trung bình ở độ tuổi trên 60, tuy nhiên, hiện nay, với sự hiểu biết về bệnh, và sự phát triển của các phương pháp chẩn đoán hiện đại, đã phát hiện không ít ca bệnh chỉ mới 40 đến 50 tuổi.
  • Giảm trí nhớ là điều thường thấy ở nhóm người trung cao tuổi. Tuy nhiên, người ta có thể can thiệp để làm chậm quá trình này thông qua một số khuyến cáo đơn giản, dễ thực hiện dưới đây do trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) vừa giới thiệu.
  • Là thuật ngữ được dùng nhiều trong thời gian gần đây, để nói về căn bệnh sa sút trí tuệ ở người trung cao tuổi, bệnh rất đa dạng, chứa đựng nhiều bí ẩn, mà khoa học chưa hiểu hết, nên hiệu quả điều trị còn thấp, và dưới đây là một số dạng sa sút trí tuệ thường gặp.
  • Bệnh Alzheimer tăng lên theo tuổi, trung bình 65 tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam.
  • Một đầu óc minh mẫn, trí nhớ tốt luôn là điều cần thiết cho các nhân viên văn phòng.
  • Một cuộc thử máu có thể cho cảnh báo sớm về mức độ nghiêm trọng của bệnh Alzheimer nhờ một loại protein có khả năng chỉ báo rất tốt.
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY