Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Phẫu thuật tử thi bệnh nhân Covid-19: Vết thương khổng lồ trên bãi chiến trường

Người ta hầu như không biết gì về tổn thương lâu dài do Covid-19 gây ra. Tuy nhiên các nhà bệnh lý học Hoa Kỳ cho hay, tế bào cơ tim của người bệnh như bị bầm dập.

Virus corona gây tổn thương ở phía trong thành mạch máu

Người ta hầu như không biết gì về tổn thương lâu dài do Covid-19 gây ra. Tuy nhiên các nhà bệnh lý học Hoa Kỳ cho hay, tế bào cơ tim của người bệnh như bị bầm dập. Một nhà nghiên cứu ở Kiel giải thích, điều gì ẩn bên trong hình ảnh này.

Bác sỹ Stefan Schreiber phụ trách phòng khám Khoa Nội Bệnh viện Đại học Schleswig-Holstein ở Kiel. Ông chuyên nghiên cứu về viêm nhiễm mãn tính – do đó ông có một cái nhìn khác đối với virus corona mới so với nhiều đồng nghiệp của mình.

Con virus này có khả năng kích hoạt mạnh mẽ phản ứng viêm. Schreiber tự hỏi, không hiểu những người từng bị lây nhiễm bệnh này, sau mười năm nữa, sẽ như thế nào. Bác sỹ Schreiber cho rằng, các bệnh nhân này sẽ già đi rất nhanh.

WELT: Giáo sư mới bắt đầu nghiên cứu về "Covidom" nhằm tìm hiểu về tác động lâu dài của Covid-19. Vậy chúng ta nói về một khung thời gian như thế nào?

Stefan Schreiber: Chúng tôi trước mắt lấy khoảng thời gian là 24 tháng. Nhưng tôi nghĩ, với sự lây nhiễm này có lẽ chúng ta phải nghĩ đến khoảng thời gian dài hơn, để tìm hiểu xem, những người từng bị lây nhiễm, sau năm năm, mười năm họ sẽ ra sao.

WELT: Ông cho rằng sau một khoảng thời gian dài như vậy vẫn còn bị ảnh hưởng?

Schreiber: Chắc chắn là như vậy. Tôi đoán rằng: Bên cạnh những hậu quả cụ thể của bệnh, virus còn âm thầm làm cho quá trình lão hóa các cơ quan nội tạng diễn ra nhanh hơn mà người ta không hay biết.

Một người ở độ tuổi 30, bị lây nhiễm bệnh lúc này, có thể sau hai năm phổi hoặc tim của người đó như của người ở độ tuổi 40 – hoặc sau mười năm thì như phổi và tim của người tuổi lục tuần.

WELT: Có phải chúng ta đang nói về những người bị bệnh nặng? Những người không thở được, thận của họ bị tổn thương, những người có thể bị nghẽn mạch?

Schreiber: Không nhất thiết phải như vậy. Đây chính là vấn đề mà nghiên cứu của chúng tôi phải trả lời. Cũng có thể điều này không có ý nghĩa quyết định, điều mà chúng tôi quan tâm là ảnh hưởng của sự lây nhiễm về lâu dài đến trao đổi chất như thế nào.

Để có được một bức ảnh mang tính đại diện chúng tôi đã liên hệ qua thư với tất cả những người ở Schleswig-Holstein, từng bị lây nhiễm Sars-CoV-2, tổng cộng cho đến nay khoảng trên 3200 người.

Chúng tôi hy vọng sẽ có thật nhiều người hưởng ứng: Chúng tôi dành cho họ một sự chẩn đoán tổng quát, làm nhiều hơn những gì mà các bác sỹ gia đình có thể làm được.

Trong đó có cả kiểm tra máu chi tiết tới phân tử, chụp ảnh cơ quan nội tạng, siêu âm mạch máu, đó là những phương pháp phản ánh rất chính xác các cơ quan đó hoạt động như thế nào.

WELT: Nhưng chính xác thì ông hy vọng tìm được cái gì?

Schreiber: Tôi cho rằng sẽ có tổn thương trên diện rộng trong hệ thống mạch máu. Về lâu dài điều này dẫn đến hạn chế rõ rệt sự hoạt động của các cơ quan nội tạng.

Nếu ta lùi lại một bước, xem xét lại mọi chi tiết mà chúng ta biết về con viruscorona mới, trừ khoản đường lây nhiễm vào đến phổi, và sắp xếp lại thành một bức ảnh hoàn chỉnh, thì Covid-19 có lẽ là một bệnh về Endothel.

Endothel là tên của những tế bào tạo thành những bức tường của mạch máu. Nó có mặt ở khắp mọi nơi trong cơ thể chúng ta, chỗ nào có mạch máu, đó là cái gọi là Endothelium, nó đúng ra là cơ quan to nhất của con người. Và có lẽ nó cũng thuộc những mục tiêu mà virus yêu thích nhất, những tế bào endothel này cũng bị lây nhiễm.

WELT: Nhưng những người bệnh đã sống sót sau khi bị lây nhiễm, đã tiêu diệt hết virus rồi còn gì!

Schreiber: Qua giải phẫu tử thi chúng ta thấy, bệnh này đã hủy hoại bức tường của mạch máu như thế nào. Các nhà bệnh lý học đã chứng kiến vết thương khổng lồ trên chiến trường. Vì nhiều tế bào-Endothel đã bị ch*t do hậu quả của lây nhiễm. Những chất thoát ra từ các tế bào ch*t đó báo động hệ miễn dịch.

Trường hợp bị thương diễn ra một lập trình hết sức chặt chẽ, đầu tiên các tổn thương sẽ được cô lập, sau đó phá hủy những mô cơ liên quan, có thể coi như một quả bom được ném vào đây để sau đó xây dựng lại tất cả. Nhưng khi điều này diễn ra trên diện rộng thì tình hình sẽ bị xáo trộn mạnh mẽ làm cho mọi thứ càng thêm căng thẳng.

WELT: Thưa ông, những chuyện này liên quan gì đến lão hóa? Khi người ta đã sống sót thì các vết thương sẽ lại được hàn gắn?

Schreiber: Có thể sửa chữa lại, để hệ thống tiếp tục hoạt động, nhưng cũng có thể nguồn dự trữ đã bị tiêu hao. Tôi cho rằng sau những tác động kinh hoàng như vậy nhất định không biến đi mà không để lại dấu tích gì ở lớp nội mạc. Và điều này lại tác động đến các cơ quan nội tạng, vì lớp nội mạc tham gia vào việc cung cấp máu cho toàn bộ cơ thể.

Professor Stefan Schreiber

WELT: Chính xác thì điều gì có thể xảy ra?

Schreiber: Do chuỗi tín hiệu báo động hoạt động quá mức có thể tràn ngập trong máu và gây viêm nhiễm. Hình hài chất phát tín hiệu của cái gọi là cơn bão cytokine giống như một quá trình lão hóa tế bào diễn ra một cách vội vã.

Ví dụ có những chất như khối u có yếu tố hoại tử Alpha và Interleukin-6. Cả hai đã được phát hiện trong nội mạc của loài gặm nhấm bị lão hóa với nồng rất độ cao khi bị lây nhiễm.

WELT: Và nếu như ông có lý? Đối với những người tham gia làm thí nghiệm thì điều này quả là kinh khủng. Xét cho cùng thì hiệu ứng này không thể xoay ngược trở lại. Chẳng lẽ những người này lại muốn biết, chỉ sau ít tuần nữa họ bỗng già đi biết bao tuổi?

Schreiber: Đúng là chúng tôi không thể làm cho các cơ quan già trước tuổi trẻ lại. Nhưng chúng tôi có thể làm gì đó để chống lại tác động này với kết quả rất hữu hiệu. Những gì trong y học chúng tôi gọi là bệnh nội khoa, phần lớn là sự lão hóa.

Hậu quả của lão hóa là làm mất chức năng, áp huyết tăng, kháng insulin. Do ngày nay chúng ta có các loại Thu*c chống lại các biểu hiện già hóa này nên tuổi thọ của chúng ta tăng lên. Do đó tôi cho rằng việc chúng ta sớm tính toán hậu quả lâu dài của Covid-19 là quan trọng.

Vì sau đó sẽ có những dấu hiệu rõ ràng để tiến hành kiểm tra kỹ nhằm thực hiện các biện pháp phòng ngừa cho những người bệnh đã hồi phục – nhờ điều trị đúng chúng ta giúp họ không bị ch*t sớm hơn so với những người chưa từng bị lây nhiễm SARS-CoV-2.

WELT: Bác sỹ pháp y ở New Orleans mới đây cho hay, họ thấy những bệnh nhân Covid-19 Tu vong có những tổn thương bất thường ở tim. Tế bào cơ tim bị "bầm dập", họ lý giải hệ tim mạch bị quá tải do bộ máy hô hấp trục trặc.

Nhưng họ cũng mô tả tế bào nội mô thông thường có hình tròn và bằng phẳng ở bên trong các mạch máu nhỏ kế bên. Ở nơi tế bào cơ không bị phá hủy họ phát hiện tế bào miễn dịch. Điều này nghe như giáo sư có lý khi ông đề cập đến Endothel, có phải vậy không?

    27 tuổi bị 121 khối u xơ tử cung chỉ trong hai năm: Dùng mỹ phẩm tùy tiện hay ăn uống sai?

Schreiber: Điều đó khẳng định quan điểm này. Tôi nghe nói bộ phận bệnh lý học của chúng tôi cũng có những quan sát tương tự.

WELT: Đối với SARS-CoV-2 tuy thường thấy bão-cytokine, nhưng ở các bệnh truyền nhiễm khác điều này cũng có. Sao ở đó Endothel không bị già đi?

Schreiber: Có thể có chuyện đó. Rất có thể cho đến nay nhìn chung chúng ta coi nhẹ vai trò của virus đối với sự lão hóa. Điều này cũng từng được thảo luận đối với bệnh cúm Influenza, nhưng có lẽ do thiếu sự quan tâm, thiếu tiền và thiếu cả thời gian nên điều này chưa được nghiên cứu thấu đáo.

Giờ đây những nguồn lực này bất thình lình được huy động. Với ý nghĩa đó, có thể qua đại dịch sẽ có cơ hội tìm hiểu tốt và toàn diện hơn về tác động lâu dài của các bệnh truyền nhiễm.

Về nhân vật:

Giáo sư Stefan Schreiber là chuyên gia nội tại Bệnh viện Đại học Schleswig-Holstein ở Kiel, trong các mảng nghiên cứu của ông có phần về viêm nhiễm mãn tính và quá trình lão hóa.

Theo welt.de

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/phau-thuat-tu-thi-benh-nhan-covid-19-vet-thuong-khong-lo-tren-bai-chien-truong-20200825135520716.htm)

Tin cùng nội dung

  • Nhiều người rất yêu thích món mít chín nhưng lại ra sức né tránh bởi sợ ăn vào sẽ… nóng. Đây là một sai lầm đáng tiếc.
  • Củ đậu là nguyên liệu chế biến những món ăn vừa mát, vừa ngon. Bên cạnh đó bạn sẽ bất ngờ khi biết củ đậu cũng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Măng tây thường được sử dụng như một món ăn đơn thuần nhưng có hàm lưỡng dinh dưỡng cao và và có nhiều dược tính. Vậy măng tây có lợi như thế nào đối với sức khỏe của con người.
  • Trẻ không thích ăn rau là nỗi băn khoăn của rất nhiều ông bố bà mẹ, trong khi đây là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin… rất tốt cho cơ thể.
  • Từ mỡ lợn đến bơ, từ dầu hạt cải, dầu vừng đến “mốt” mới nhất là dầu dừa, dầu ôliu… đều được khẳng định là rất tốt cho sức khoẻ. Vậy nhưng chúng có thực sự là những loại chất béo tốt nhất dùng để nấu nướng?
  • Các nhà khoa học ĐH Florida (Mỹ) vừa cho biết khả năng hoạt động của hệ miễn dịch được tăng cường ở những người thường xuyên dùng nấm hương.
  • (Mangyte) - Hệ thống miễn dịch bao gồm các cơ quan nội tạng, protein, mô và các tế bào cùng hoạt động để loại bỏ vi khuẩn có hại cho cơ thể.
  • Hệ miễn dịch là hệ thống bảo vệ tự nhiên của con người, cơ quan phòng thủ cuối cùng của mỗi người, nhằm chống lại sự xâm nhập của bệnh tật. Nếu không có hệ miễn dịch, con người dễ dàng bị các loại virus, vi khuẩn và ô nhiễm môi trường tấn công.
  • Hệ miễn dịch đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người, bảo vệ cơ thể hạn chế các vi khuẩn, vi rut gây bệnh …
  • Trong bộn bề của cuộc sống, con người thường bị cuốn vào những guồng quay của công việc, bận rộn của cuộc sống, họ thường quên đi mình phải “sống” như thế nào, tận hưởng ra sao…. Nhiều khi nó trở thành một căn bệnh trong tâm hồn mỗi người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY