Bệnh học nhi khoa hôm nay

Phì đại tuyến hung ở trẻ: dấu hiệu triệu chứng, chẩn đoán điều trị nhi khoa

Tuyến hung phì đại hay gặp nhất ở các trường hợp trung thất có khối mà không phải do hạch. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, hiếm gặp ở trẻ trên 4 tuổi.

Tuyến hung phì đại hay gặp nhất ở các trường hợp trung thất có khối mà không phải do hạch. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, hiếm gặp ở trẻ trên 4 tuổi. Tuyến hung có thể to nhanh ở trẻ khi bị nhiễm virus hay sau điều trị ngoại khoa cho chuyển gốc động mạch.

Chẩn đoán

Lâm sàng

Thường không có triệu chứng và được phát hiện ngẫu nhiên.

Số ít có hội chứng chèn ép trung thất.

Khó thở do chèn ép khí quản: Tiếng rít thanh quản, co kéo cơ hô hấp.

Ho, thở khò khè có thể xảy ra ở từng lúc, từng tư thế.

Bú kém, nuốt nghẹn, khàn tiếng, đau ngực.

Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên hiếm gặp.

Xét nghiệm

X - quang phổi thẳng và nghiêng: Bóng trung thất to hai bên, hoặc một bên nằm sau xương ức và trước màng ngoài tim. Phim thẳng cho thấy có hình thang, phim nghiêng cho thấy mất khoảng sáng trước tim.

Siêu âm trung thất tuyến hung to.

Chụp cắt lớp trung thất khi có nghi ngờ có u trung thất.

Chẩn đoán phân biệt

Cần chẩn đoán phân biệt với u tuyến hung, sơ nhiễm lao, u lympho, bệnh Hodgkin.

Điều trị

Nội khoa

Dùng Prednisolon.

Chỉ định khi có các dấu hiệu ho, khò khè, khó thở nhẹ, bú kém hoặc để phân biệt với u tuyến hung.

Liều dùng Prednisolon: 1mg/kg/24 giờ uống lúc no chia 1 đến 2 và dùng trong 2 tuần.

Thường đáp ứng nhanh trong 1 tuần đầu. Chụp X-quang sau 1 tháng điều trị để đánh giá kết quả.

Ngoại khoa

Chỉ định khi có biểu hiện suy hô hấp độ 2, 3, hoặc điều trị thử bằng Prednisolon không có kết quả, hoặc ở trẻ lớn trên 4 tuổi.

Mổ cắt bỏ tuyến hung.

Theo dõi tại nhà

Tuyến hung phì đại có thể tái phát. Nếu bị lại cần điều trị và theo dõi tại chuyên khoa nhi, nội tiết.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/benhhocnhi/phi-dai-tuyen-hung-o-tre-em/)

Tin cùng nội dung

  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY