Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Phố Đông y nóng bỏng trong dịch Virus corona

Những ngày dịch cúm Covid-19, các phố Đông y tại TPHCM (gồm Lương Nhữ Học, Hải Thượng Lãn Ông, Triệu Quang Phục... ), tấp nập người tới tìm mua các vị Thu*c phòng ngừa bệnh cúm.

Một nhà sư tới mua Thu*c nói: “Nhà chùa xưa nay quen dùng Thu*c Nam, nay cũng tìm tới để kiếm những Thu*c giúp nâng cao sức khỏe”.

“Hết Thu*c Bắc”!

Chị Quế Hương, điều hành công ty Ecolite ở quận 7, TPHCM sản xuất tinh dầu nói: “Dịch cúm Covid-19 nổ ra, các quý cô thích dùng cồn kết hợp tinh dầu có mùi thơm để khử trùng khiến cho thị trường tinh dầu cung lớn hơn cầu, làm bao nhiêu cũng không đủ. Lâu nay tinh dầu được nhập khá nhiều từ Trung Quốc, khi biên giới ngừng mua bán thì tinh dầu khan hiếm”. Các đợt dịch cúm từng xảy ra, đều dẫn đến việc khan hiếm tinh dầu.

Lương y Nguyễn Đức Nghĩa và vị Thu*c Hổ Trượng do Việt Nam trồng (Vị Thu*c này hiện được giới y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng để điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Vũ Hán và nhiều tỉnh thành khác). Ảnh: Trần Nguyên Anh

Chị Quế Hươngchia sẻ: “Dịch Covid -19 xảy ra từ Tết đến giờ, ngay cả tinh dầu tràm sản xuất tại Việt Nam cũng khan hiếm chứ chưa nói gì tinh dầu ngoại nhập. Không chỉ thiếu thốn tinh dầu mà ngay cả lọ đựng tinh dầu cũng cạn kiệt. Chúng tôi phải xếp hàng từ 4 giờ sáng, cứ mỗi nơi mua một ít, cả ngày mới thu gom được 2.000 lọ đựng tinh dầu về để sản xuất”. Những lọ cồn pha tinh dầu có mùi thơm, giá hàng trăm ngàn đồng, được bán rất chạy. Đơn hàng gửi về cho các cơ sở sản xuất tới tấp, nhưng không đủ tinh dầu để sản xuất.

Có mặt ở phố Đông Y quận 5, phóng viên gặp cảnh các nhà Thu*c, các tiệm bán dược liệu “nói không” với người mua hàng đến từ các tỉnh phía Nam. Nhiều người đến phố Thu*c và phải về tay không.

Tiệm dược liệu lâu đời tại phố Thu*c Đông y là Dưỡng Ký hầu như không còn hàng Thu*c Bắc để bán. Chị Mỹ, nhân viên bán dược liệu nói: “Các bao tải đựng Thu*c của chúng tôi dựng lên cho đẹp vậy thôi, chứ bên trong trống rỗng, chỉ còn đôi chút dược liệu thôi. Số là từ Tết đến giờ không có Thu*c Bắc từ bên Trung Quốc mang sang nữa!”.

“Khốc liệt” dược liệu cổ truyền

Nguồn dược liệu Thu*c Bắc khan hiếm không chỉ vì giao thương ở biên giới Việt Nam – Trung Quốc bị hạn chế để ngăn virus Covid -19 mà các chuyên gia đông y cũng lý giải việc Trung Quốc đang triệt để sử dụng Thu*c Đông y vào điều trị bệnh nhân nhiễm Covid -19, khi chưa có Thu*c Tây y đặc trị căn bệnh này.

Trong cuộc họp báo chiều 17/2/2020, bà Tưởng Kiện, Vụ trưởng Vụ hành chính y tế Cục quản lý Trung y dược Quốc gia Trung Quốc cho biết: "Tính đến thời điểm hiện tại, Trung y dược đã tham gia điều trị cho tổng cộng 60.107 người bệnh Covid-19 trên cả nước, chiếm 85,2%. Các khu vực ngoài Hồ Bắc, tỷ lệ bệnh nhân sử dụng Trung y dược được chữa khỏi xuất viện và cải thiện bệnh tình chiếm 87%”.Theo số liệu công bố trước đó, riêng ở tỉnh Hồ Bắc, hơn 75% số ca bệnh tại đây cũng được sử dụng Thu*c Đông y trong quá trình điều trị. Có tỉnh ngoài Hồ Bắc, như Giang Tây, tỷ lệ này lên tới 95%.

Phố Đông y quận 5 TPHCM là trung tâm buôn bán dược liệu Đông y lớn nhất Việt Nam, với hai nguồn dược liệu Thu*c Bắc và dược liệu Thu*c Nam. Anh Ái, chủ tiệm dược liệu lớn có hai mặt tiền tại phố Thu*c Đông Y, nói: “Dược liệu Thu*c Bắc xưa nay đa số nhập từ Trung Quốc. Từ Tết đến giờ chúng tôi chưa thấy bất kỳ một ai đưa được Thu*c Bắc từ Trung Quốc sang bán. Chúng tôi đang mỏi mắt chờ chuyến hàng đầu tiên đây!”.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/pho-dong-y-nong-bong-trong-dich-virus-corona)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Bệnh sỏi thận bác sĩ thường kê đơn Thuốc Tây gồm: kháng sinh để chống nhiễm khuẩn, Thuốc giãn đường niệu, Thuốc lợi tiểu và Thuốc giảm đau.
  • Tôi đã dùng Thuốc nam điều trị 3 tháng nhưng không khỏi, siêu âm sỏi thận trái trên đài bể thận là 14 mm. Mong bác sĩ hướng dẫn cách điều trị?
  • Tôi bị sỏi thận, tiểu ra máu, đang uống Thuốc kháng sinh. Bạn bè mách uống thêm Thuốc nam: kim tiền thảo, bông mã đề, râu ngô, rễ cỏ tranh...
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY