Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Phòng bệnh cho người cao tuổi khi trời lạnh

(HNM) - Những ngày gần đây, thời tiết chuyển lạnh, nhiệt độ có sự chênh lệch lớn giữa ngày và đêm là điều kiện thuận lợi cho các loại vi rút, vi khuẩn gây bệnh phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là với người cao tuổi có nhiều bệnh nền và sức đề kháng kém...

Ảnh: Trang Thu

Có mặt tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang sáng 9-12, phóng viên Báo Hànộimới ghi nhận không khí làm việc bận rộn của các y, bác sĩ nơi đây. Trung bình, tại đây khám cho khoảng 1.300 lượt người/ngày, nhưng những ngày thời tiết chuyển lạnh, số lượng người đến khám tăng lên 1.500 đến 1.600 lượt người/ngày. Hơn 9h sáng 9-12, bệnh viện đã tiếp nhận gần 400 người đến khám với các bệnh liên quan đến đường hô hấp, tai - mũi - họng, trong đó chủ yếu là người từ 60 tuổi trở lên.

Sốt đến ngày thứ 3 với các biểu hiện: Đau đầu, đau mỏi người, ông N.T.H (64 tuổi, ở phường Giang Biên, quận Long Biên) đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang. Để bảo đảm an toàn, bệnh nhân được đưa vào khu khám và sàng lọc bệnh nhân Covid-19. Kết quả xét nghiệm, bệnh nhân dương tính với cúm A.

Bác sĩ chuyên khoa ii nguyễn đắc hanh, trưởng khoa khám bệnh, bệnh viện đa khoa đức giang cho biết, trong ngày 8-12 có 118 người ho, sốt đến khám và được chỉ định sàng lọc covid-19. bệnh viện không ghi nhận trường hợp dương tính với sars-cov-2 nhưng phát hiện nhiều trường hợp dương tính với cúm a. trong các bệnh mà người cao tuổi dễ mắc phải khi trời lạnh, như cảm lạnh, viêm họng, viêm phổi, hen suyễn, đau khớp, tim mạch… thì cần cảnh giác với bệnh cúm. người cao tuổi có bệnh nền, như đái tháo đường, bệnh thận, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (copd)…, nếu mắc thêm cúm dễ dẫn đến nguy cơ biến chứng, thậm chí Tu vong.

Tương tự, tại bệnh viện hữu nghị, trong tháng 11 và đầu tháng 12-2020, số lượng bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp tăng 15-20% so với bình thường. còn tại bệnh viện lão khoa trung ương, giám đốc bệnh viện nguyễn trung anh cảnh báo, trong các bệnh liên quan đến đường hô hấp, viêm phổi là bệnh thường gặp vào mùa đông, đặc biệt là người cao tuổi thường phải nhập viện điều trị dài ngày do có sẵn nhiều bệnh nền…

Ngoài ra, khi trời lạnh, tình trạng đau chân, suy giãn tĩnh mạch ở người cao tuổi thường nặng hơn. bác sĩ khổng tiến bình, trưởng khoa nội, can thiệp tim mạch - hô hấp (bệnh viện hữu nghị việt - đức) lưu ý, phần lớn bệnh nhân là những người từng trải qua phẫu thuật chấn thương, người nằm bất động do tai biến hoặc người thường xuyên làm việc trong môi trường ẩm thấp...

Còn tại Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai), trong 20 ngày qua, khi trời tiết chuyển lạnh, đã tiếp nhận 750 ca bệnh nhân đột quỵ, trong đó người có độ tuổi từ 60 trở lên chiếm đến 90%. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ chia sẻ, đột quỵ xảy ra quanh năm nhưng mùa đông có xu hướng tăng lên.

Ảnh: Xuân Lộc

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, ngay khi thời tiết chuyển lạnh, Sở yêu cầu các bệnh viện chuẩn bị đầy đủ phương tiện phòng, chống rét cho người bệnh trong quá trình khám, chữa bệnh. Nơi chờ khám bệnh, các buồng điều trị phải kín gió, có đủ chăn, đệm, máy sưởi… Bên cạnh đó, các bệnh viện phải bố trí đầy đủ số Thu*c, giường bệnh, phương tiện cấp cứu để kịp thời xử lý các trường hợp mắc bệnh đột ngột. 

Để phòng bệnh cho người cao tuổi khi trời lạnh, bác sĩ chuyên khoa ii nguyễn đắc hanh, trưởng khoa khám bệnh (bệnh viện đa khoa đức giang) khuyến cáo, ngoài việc tăng dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng, người cao tuổi mắc bệnh nền cần tuân thủ việc sử dụng Thu*c, chủ động tiêm vắc xin phòng cúm hằng năm. những ngày trời lạnh, người cao tuổi nên tắm ở nơi kín gió và không tắm quá lâu; đặc biệt, nên hạn chế tắm và gội cùng lúc. khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường như: sốt, người gai lạnh, thân nhiệt tăng hay hạ… cần đến gặp bác sĩ để có chỉ định hợp lý.

Còn theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai), muốn tránh bị đột quỵ, mọi người nên giữ ấm, không để cơ thể bị lạnh đột ngột, đặc biệt giữ ấm ngực và chân. Người dân không nên tập thể dục vào sáng sớm hoặc tối ở ngoài trời. Mọi người nên đi khám sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm những bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp; kiểm soát cholesterol trong máu, thường xuyên vận động rèn luyện thể chất, ổn định trọng lượng cơ thể, bỏ Thu*c lá, rượu bia…
 

Phó giáo sư, tiến sĩ mai duy tôn, giám đốc trung tâm đột quỵ (bệnh viện bạch mai) cho biết, không chỉ ở người cao tuổi, hiện nay, đột quỵ gia tăng ở người trẻ tuổi do liên quan đến bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, tăng mỡ máu, hút Thu*c, lối sống ít vận động, làm việc căng thẳng... đột quỵ gia tăng ở người trẻ tuổi là do chủ quan trong việc phòng bệnh, không nhận diện rõ các dấu hiệu điển hình của đột quỵ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/985838/phong-benh-cho-nguoi-cao-tuoi-khi-troi-lanh)

Tin cùng nội dung

  • Táo bón có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người già bị táo bón nhiều hơn. Để đề phòng, nên ăn nhiều rau quả, vận động thường xuyên…
  • Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Alzheimer là bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi (là nguyên nhân của 75% trường hợp sa sút trí tuệ). Người bệnh có dấu hiệu sớm nhất là hay quên, nói lẫn lộn, nói lắp rồi dần dần mất trí nhớ, trầm cảm, ngớ ngẩn.
  • Ngược đãi người cao tuổi là khi người nào đó lợi dụng hoặc gây hại cho người cao tuổi. Ngược đãi người cao tuổi có thể dưới nhiều hình thức khác nhau. Tìm hiểu thêm
  • Hãy dùng danh sách các câu hỏi dưới đây để giúp bạn đánh giá một nơi ở thích hợp cho người cao tuổi, chẳng hạn như nhà dưỡng lão, hay nhà dành cho người cao tuổi tích cực,...
  • Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Dịch vụ phòng ngừa là rất quan trọng cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Đó là vì nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tăng lên khi bạn có tuổi. Bằng cách ngăn ngừa, hoặc xác định chúng ở giai đoạn sớm, bạn có nhiều khả năng sống một cuộc sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, và thỏa mãn hơn.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY