Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Phòng ngừa bách bệnh từ trái Thanh Long

Theo Đông y, trái thanh long có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, nhuận tràng, chỉ khái hóa đàm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm phế quản, lao phổi, viêm hạch bạch huyết, quai bị, mụn nhọt….

Quả thanh long có tính mát, rất tốt cho người bị rôm sẩy, mụn nhọt, táo bón.
Các nhà khoa học ước tính, chỉ cần 600 – 700g thanh long đủ cung cấp lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể, chống được bệnh scorbut, một số chứng bệnh do thiếu vitamin C và một số chứng chảy máu thông thường.
Các nhà khoa học còn tìm ra được rằng, chất nhầy trong trái thanh long giúp làm giảm cholesterol của thức ăn và muối mật. Do đó, người mập phì, người có hàm lượng cholesterol, huyết áp tăng cao nên ăn thanh long.
Tăng cường hệ miễn dịch: Giống các loại trái cây thuộc họ cam quýt, quả thanh long cũng chứa nhiều vitamin C – một loại chất chống ôxy hóa mạnh, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể hiệu quả.
Chữa bỏng nhẹ: Gọt bỏ vỏ và gai của thân cây thanh long, rửa sạch với nước muối loãng, giã nát lấy nước bôi hay dùng bã để đắp chỗ bỏng sẽ làm hết rát.
Giúp ngon miệng, đẹp da: Thanh long cũng chứa dồi dào vitami nhóm B, như vitamin B1 (thiamine), vitamin B3 (niacien), vitamin B12... có tác dụng tốt với sức khỏe.
Cải thiện thị lực: Cũng như cà rốt, thanh long có chứa nhiều carotene có tác dụng duy trì và cải thiện thị lực.
Ngừa ung thư: Do chứa nhiều chất chống ôxy hóa nên nếu thường xuyên ăn thanh long, cơ thể của chúng ta sẽ có khả năng chống lại sự tấn công của các gốc tự do và các tia gây hại từ ánh nắng mặt trời.
Lượng chất xơ cao trong thanh long tốt cho nghững người mắc bệnh tiểu đường. Vì quả này có khả năng ổn định lượng đường trong máu bằng cách ức chế lượng đường tăng cao. Cũng nhờ Thanh long giàu chất xơ nên nhuận tràng, chữa bệnh táo bón.
Quả thanh long còn được dùng để chế biến nhiều món ăn như: gỏi thanh long, thanh long nấu canh cá, cá xốt thanh long, chè thanh long...
Ngừa mụn: Với lượng vitamin C dồi dào, thanh long có thể giúp bạn phòng ngừa và trị mụn hiệu quả. Ngoài ăn, bạn cũng có thể nghiền một miếng thanh long rồi thoa vào các nốt đỏ trên mặt, sau đó rửa sạch với nước.
Ngăn chặn chứng viêm khớp: Lợi ích của thanh long cho những người bị viêm khớp rất tuyệt vời và thanh long thường được gọi là “quả chống viêm”.

Theo Trang Lee/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/phong-ngua-bach-benh-tu-trai-thanh-long-5516.html

Theo Trang Lee/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/phong-ngua-bach-benh-tu-trai-thanh-long/20210623083305838)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY