Chuyên đề hôm nay

Phòng ngừa sớm lây nhiễm HIV cho phụ nữ

Dự phòng sớm lây nhiễm HIV cho phụ nữ là cách “dự phòng xa” để tránh lây truyền HIV cho thai nhi và trẻ sơ sinh.

Có nghĩa là nếu phụ nữ không nhiễm HIV thì sẽ không có HIV lây truyền từ mẹ sang con.

Việc dự phòng HIV từ mẹ sang con hiện nay mới chỉ tập trung ở những phụ nữ đã mang thai và giai đoạn cho con bú, đặc biệt những vùng có tỷ lệ hiện nhiễm HIV cao.  Tuy nhiên, khi người phụ nữ đã nhiễm HIV mà muốn sinh con thì dù có được áp dụng các biện pháp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con thích hợp vẫn có khả năng làm lây truyền HIV sang con của họ.  Do vậy, dự phòng sớm cho phụ nữ để tránh bị lây nhiễm HIV sẽ là biện pháp hữu hiệu nhất trong dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Những phụ nữ nào cần được dự phòng sớm?

Tất cả mọi người đều có khả năng lây nhiễm HIV nếu có các hành vi không an toàn. Việc dự phòng sớm sẽ giúp chính bản thân người phụ nữ không bị lây nhiễm HIV.  Tuy nhiên, việc dự phòng sớm trước hết cần tập trung vào những phụ nữ có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV như đã và đang B*n d*m, tiêm chích M* t*y, quan hệ T*nh d*c với nhiều người hoặc đang có chồng/bạn tình đã và đang có hành vi nguy cơ nhiễm HIV như nghiện chích M* t*y, đã từng có quan hệ T*nh d*c không an toàn với một người mà không biết rõ về tình trạng nhiễm HIV của họ.  Tư vấn cho phụ nữ về dự phòng lây nhiễm HIV

Để dự phòng sớm, cần phải làm gì?

Về nguyên tắc, dự phòng sớm HIV cho phụ nữ cũng giống như dự phòng HIV nói chung cho các đối tượng khác. Cụ thể là tránh tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch Sinh d*c của người nhiễm HIV thông qua các hành vi an toàn như T*nh d*c an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ T*nh d*c, không sử dụng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích.  Các biện pháp cụ thể là: với phụ nữ nói chung, không quan hệ T*nh d*c trước hôn nhân; sử dụng BCS đúng cách trong các quan hệ T*nh d*c trước và ngoài hôn nhân; không tiêm chích M* t*y; sử dụng riêng hoặc sau khi đã được tiệt trùng đúng cách các dụng cụ có liên quan đến máu như dụng cụ tiêm chích và các dụng cụ làm đẹp. Khi có các dấu hiệu bất thường ở cơ quan Sinh d*c như loét, tiết dịch, sưng hạch, sùi ở bộ phận Sinh d*c, cần đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được khám và điều trị kịp thời.  Đối với phụ nữ từng có hay đang có hành vi nguy cơ cao như phụ nữ B*n d*m, tiêm chích M* t*y, quan hệ T*nh d*c với nhiều người, cần đến cơ sở tư vấn để được tư vấn, xét nghiệm HIV trước khi kết hôn.  Khi có kế hoạch mang thai, cần được tư vấn phát hiện HIV trước khi có ý định mang thai, nhất là đối với phụ nữ từng có hay đang có hành vi nguy cơ cao hoặc có chồng là người đã có hay từng có hành vi nguy cơ cao như tiêm chích M* t*y, mua dâm...Với phụ nữ đã mang thai, đến các cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm phát hiện tình trạng nhiễm HIV.  Cần xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt. Tốt nhất là xét nghiệm HIV trước 28 tuần tuổi thai (để nếu nhiễm HIV sẽ được chăm sóc và điều trị kịp thời dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con), thuyết phục chồng, bạn tình cùng đi xét nghiệm HIV để có kế hoạch thực hành hành vi T*nh d*c an toàn; tiếp tục thực hiện các hành vi an toàn phòng lây nhiễm HIV.     

AloBacsi.vnTheo Thủy Xuân - Sức khỏe & Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/phong-ngua-som-lay-nhiem-hiv-cho-phu-nu-n15734.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY