Sức khỏe hôm nay

Phòng ngừa tăng huyết áp ở tuổi mãn kinh

Huyết áp của phụ nữ thời kỳ mãn kinh dao động rõ rệt, các chỉ số huyết áp tối đa và tối thiểu tăng cao...
Thời gian đầu của chứng tăng huyết áp (THA) có thể kéo dài 2-3 năm, giai đoạn sau mãn kinh huyết áp tương đối ổn định. Tuy vậy, một số người chỉ trong khoảng một thời gian ngắn huyết áp đã tăng cao có hiện tượng đau sau gáy hoặc đau nửa đầu bước vào giai đoạn thực sự của chứng bệnh THA.

Tại sao đến tuổi mãn kinh huyết áp lại tăng cao

Sự thay đổi nội tiết của phụ nữ mãn kinh: Trong cơ thể có rất nhiều loại hormon. Các hormon liên quan đến hệ Sinh d*c của phụ nữ chủ yếu bao gồm hormon giới tính (estrogen) hormon kích thích nang, hormon kích thích sự rụng trứng. Khi mãn kinh, vai trò của hormon Sinh d*c giảm đi. Mọi phụ nữ đều liên quan đến diễn biến tự nhiên này. Khi hàm lượng hormon Sinh d*c tụt giảm làm rối loạn trao đổi chất trong cơ thể, làm gia tăng nguy cơ xơ cứng động mạch và các bệnh lý tim mạch. Đây là một nguyên nhân chính gây ra THA.

Hệ thần kinh giao cảm mất cân bằng: Hoạt động của hệ thần kinh giao cảm tăng cao làm tăng cảm giác ăn ngon miệng, dễ béo phì và tăng cân rất nhanh. Béo phì ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của phụ nữ mãn kinh. Nó làm tăng áp lực với tim, gây bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, xơ cứng động mạch. Hormon của hệ thần kinh giao cảm gây co mạch, đặc biệt là các mạch máu nhỏ. Điều đó làm cho sự cung cấp máu đến các cơ quan trong trở lên khó khăn và dòng máu lưu thông trong lòng mạch dưới áp lực lớn gây THA. Quá trình này diễn ra trong thời gian dài sẽ kéo theo các cơ chế khác làm trầm trọng thêm tình trạng THA như THA do chức năng thận, xuất hiện tình trạng giữ nước, mạch nhanh… Muộn hơn sẽ xuất hiện các biến chứng tim mạch, rối loạn chuyển hoá và rối loạn insulin dẫn đến bệnh tiểu đường.

THA do các bệnh tật khác tạo nên: Bước vào tuổi mãn kinh, do hormon estrogen tụt giảm, nội tiết thay đổi, môi trường bên trong cơ thể biến đổi, chức năng thần kinh thực vật mất thăng bằng dễ dẫn đến nhiều bệnh lý trong thời kỳ này như chứng tiểu đường, loãng xương xuất hiện đau lưng, dễ gãy xương và các bệnh lý hệ tim mạch dẫn tới huyết áp cao. Huyết áp cao, tiểu đường và chứng đau nhức do loãng xương là những chứng bệnh riêng biệt, tuy nhiên chúng cũng thường đi đôi. Có khi vừa THA vừa tiểu đường hay vừa THA vừa đau nhức.

Như phần trên đã nói, bệnh thận cũng là một nguyên nhân đưa tới THA. Thận có bệnh bài tiết ra nhiều chất làm huyết áp tăng lên. Trong bệnh viêm thận cấp tính nếu điều trị dứt bệnh là huyết áp sẽ xuống, còn là bệnh mạn tính thì kéo theo THA lâu dài. Do đó không chỉ trị THA, người mắc chứng THA cần được bác sĩ kiểm tra sức khỏe tổng thể để điều trị hết căn nguyên gây bệnh.

Yếu tố tâm lý: Trạng thái stress căng thẳng trường diễn dẫn đến sự phá vỡ các cơ chế bảo vệ sức khỏe, đặc biệt gây nên các rối loạn tim mạch. Áp lực công việc càng lớn, cá nhân càng ở tình trạng căng thẳng thường trực gây tai hại cho huyết áp. Trong trạng thái stress: huyết áp và nhịp tim tăng cao, điều này tạo nên gánh nặng cho tim, tim phải làm việc căng thẳng hơn và tăng nguy cơ mắc bệnh. Trong trạng thái stress huyết áp động mạch tăng, stress có ảnh hưởng lên thành phần hoá học của máu, làm tăng hàm lượng cholesterol thúc đẩy phát triển xơ vữa động mạch. Khi đó các động mạch vành tim bị hẹp lại, hạn chế sự cung cấp máu cho cơ tim gây nên bệnh thiếu máu cơ tim, suy tim.

Điều trị và phòng bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây ra THA. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, liệu pháp hormon thay thế không thể giúp được phụ nữ ở tuổi mãn kinh phòng ngừa chứng THA và sự phát triển của các bệnh lý tim mạch vì ở độ tuổi này, trong cơ thể phụ nữ không những lượng hormon Sinh d*c bị giảm mà còn bị giảm cả tính nhạy cảm với các hormon này. Liệu pháp hormon thay thế chỉ được dùng với liều ngắn ngày nhằm loại bỏ các triệu chứng khó chịu của tiền mãn kinh.

Những phụ nữ đã bị mắc bệnh huyết áp cao lưu ý: Kiểm soát hàm lượng cholesterol, glucose máu và các chỉ số huyết áp ở mức độ cho phép (không vượt quá 140/90 mmHg, kết hợp bị tiểu đường thì không vượt quá 130/90 mmHg).

Có thể sử dụng một số Thu*c có tác dụng điều hoà hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, thông qua đó có tác dụng giảm huyết áp ở giai đoạn tiền mãn kinh.

Công việc dự phòng THA là càng sớm càng tốt: giảm sức ép lên thần kinh - huyết áp giảm. Học cách điều hòa cuộc sống để giảm nguy cơ bị tác động của stress khiến huyết áp tăng cao ảnh hưởng tai hại đến các cơ quan khác trong cơ thể (não, tim, thận…). Tăng cường hoạt động thể lực bằng các bài tập rèn sức bền như đi bộ nhanh, chạy bước nhỏ, thể dục nhịp điệu, đạp xe đạp vừa có tác dụng cải thiện chức năng tim mạch, vừa có tác dụng giảm cân do mỡ dự trữ trong cơ thể được đốt cháy để cung cấp năng lượng cho cơ thể vận động.

Phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh cần điều chỉnh chế độ ăn uống cân bằng, khoa học, hợp lý: ăn đủ chất, thức ăn đa dạng, hạn chế sử dụng muối ăn: không quá 5- 6 gam/ ngày, dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn. Không ăn thịt mỡ, da động vật, hạn chế các đồ ăn có chứa nhiều cholesterol như trứng gia cầm, tim, gan động vật, bơ, kem, socola. Ăn nhiều cá, đậu trong tuần.

Ăn các thức ăn có chức nhiều vitamin E, C, A, B6, B12, acid folic và axít béo không no omega- 3 để bảo vệ thành mạch máu trước nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa.

Axít béo không no omega-3 có trong cá, đặc biệt là các loại cá biển (cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, cá mòi.

Tóm lại, hiểu về bệnh để phòng bệnh là có thể khống chế được huyết áp. Phòng ngừa THA bằng chế độ ăn uống phù hợp, tập luyện đều đặn và lối sống tích cực.

TS. Tạ Tiến Phước

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/phong-ngua-tang-huyet-ap-o-tuoi-man-kinh-n136906.html)
Từ khóa: tăng huyết áp

Chủ đề liên quan:

tăng huyết áp

Tin cùng nội dung

  • Tỏi là một trong những gia vị có công dụng dược lý rất phong phú, trong đó có tác dụng làm giảm huyết áp.
  • Tăng huyết áp (THA) là căn bệnh đáng sợ và được mệnh danh là kẻ Gi*t người thầm lặng.
  • Bệnh tăng huyết áp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân bên trong dẫn đến tăng huyết áp phải kể đến các bệnh về thận, xơ vữa động mạch, cường năng tuyến giáp, nhiễm độc thai nghén
  • Sơn tra còn gọi hồng quả, sơn lý hồng, yên chi..., là quả chín già của cây Bắc sơn tra. Ở Việt Nam có 2 cây được bán với tên sơn tra là chua chát.
  • Tôi 45 tuổi, khoảng nửa năm nay chuyện “sinh hoạt” với vợ suy giảm hẳn. Tôi đi khám, bác sĩ cho biết tôi bị cao huyết áp.
  • Người bị tăng huyết áp nhẹ: có số đo huyết áp tối đa từ 140 - 159mmHg và/hoặc số đo của huyết áp tối thiểu từ 90-99mmHg
  • Chào Mangyte, xin vui lòng cho tôi biết gói kiểm tra tăng huyết áp ở Phòng khám đa khoa quốc tế Yersin. Xin cảm ơn Mangyte nhiều nhiều. Đầu năm mới, xin kính chúc quý BS một năm An Khang - Thịnh Vượng và gặp nhiều điều vui, may mắn trong cuộc sống. (Phùng Sang - Quận 6, TPHCM),
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY