Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Phòng tránh bệnh giun xoắn

Sức khỏe Việt Nam - Trang thông tin chính thức của Bộ Y Tế/

Bệnh giun xoắn là tình trạng nhiễm một loại giun tròn (thuộc giống Trichinella), sống ký sinh trong ruột của lợn và các loại động vật khác. Khi ăn phải thịt bị nhiễm ấu trùng giun xoắn chưa nấu chín, ấu trùng sẽ di chuyển vào ruột và tiếp tục quá trình phát triển thành giun trưởng thành trong một vài tuần. Bệnh giun xoắn có thể xảy ra ở mọi đối tượng trong bất kỳ độ tuổi nào. Đặc biệt, những người hay ăn thịt sống hoặc chưa được nấu chín sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh giun xoắn. Các biến chứng nguy hiểm thường gặp của bệnh giun xoắn bao gồm suy hô hấp, viêm phổi, suy tim sung huyết, tổn thương thận, tim và não. 

giun xoắn.jpg

Ảnh minh hoạ

Triệu chứng của bệnh giun xoắn

- Phù mi mắt: Đây là dấu hiệu sớm và đặc trưng nhất của bệnh giun xoắn, đôi khi phù cả khuôn mặt, lan xuống phần cổ, vai và hai tay. Tình trạng phù mi tại chỗ đôi khi kèm theo xuất huyết dưới giác mạc, võng mạc.

- Đau và co cứng cơ: Xuất hiện khi thở sâu, khi ho, nhai, nuốt, đại tiện, đau cả trên mặt và vùng cổ, đau khi vận động, thậm chí cả khi ăn uống, nói chuyện. Đau cơ hạn chế khả năng vận động của bệnh nhân.

- Sốt nhẹ, tăng dần sau 2-3 ngày: Nhiễm ký sinh trùng giun xoắn có thể khiến thân nhiệt lên tới 390C - 400C.

- Các biến chứng về tim mạch và thần kinh: xảy ra ngay tuần đầu hoặc tuần thứ 2 sau mắc bệnh, trường hợp nặng bệnh nhân có thể Tu vong do suy cơ tim. Các biến chứng khác có thể xuất hiện vào tuần thứ 3 hoặc thứ 4, bao gồm viêm cơ, viêm phổi, viêm não, cũng có khả năng gây Tu vong. Tuỳ theo mức độ và thời gian mà người bệnh nhiễm ấu trùng giun xoắn, tỷ lệ Tu vong dao động từ 6-30%.

Các triệu chứng khác của nhiễm giun xoắn có thể kể đến như tiêu chảy, khát nước, đổ nhiều mồ hôi, cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi và suy kiệt.

Cách phòng tránh bệnh giun xoắn

Để phòng tránh, người dân cần nâng cao ý thức bằng cách không nên giết mổ lợn ốm ch*t, không xử lý thịt lợn sống với tay trần, nhất là khi có vết thương ở tay. Rửa tay sạch sau khi chế biến. Không ăn lợn bệnh, thịt lợn sống, tiết canh, nội tạng lợn chưa nấu chín và đặc biệt không ăn thịt lợn ốm, ch*t. Trong bất cứ trường hợp tiếp xúc với lợn ốm, chăm sóc, nuôi hoặc giết mổ, tiêu hủy, nên có các phương tiện phòng hộ.

Nguồn: Sở Y tế Nam Định

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5d648f14333085693b03ee45)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY