Chuyên đề hôm nay

Phòng tránh các biến chứng cấp của đái tháo đường

Uống Thu*c và tiêm Thu*c đúng giờ, ăn uống theo chế độ, tập thể dục đều đặn là phương pháp phòng biến chứng của bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường hiện nay khá phổ biến đang trở thành một bệnh mang tính chất xã hội, vì thế để giúp các bệnh nhân đái tháo đường tìm hiểu và tránh được các biến chứng có thể xảy ra của bệnh, chúng tôi xin cung cấp cho bạn đọc một số thông tin về các biến chứng cấp tính của bệnh đái tháo đường và cách phòng tránh.

Ở người bình thường, thức ăn thuộc nhóm tinh bột khi ăn vào sẽ được chuyển hóa thành đường (glucose) và được hấp thu vào máu làm cho mức độ đường trong máu tăng cao. Lúc này tuyến tụy tiết ra một chất được gọi là insulin làm nhiệm vụ đưa đường trong máu vào các cơ quan như tim, gan, phổi, thận, não, cơ bắp để duy trì sự sống và hoạt động của con người, đồng thời giữ cho đường máu không cao.

Khi tuyến tụy tiết không đủ chất insulin để tiêu chất đường nên đường trong máu cao gây ra bệnh đái tháo đường. Có hai loại ĐTĐ:

ĐTĐ týp 1: Cơ thể thiếu khá nhiều chất insulin, vì thế cần tiêm thêm chất insulin để đưa đường trong máu đến các cơ quan.

ĐTĐ týp 2: Cơ thể thiếu vừa hoặc có thể tăng (ở người béo phì), nhưng sự nhạy cảm của tế bào trong cơ thể với insulin bị giảm sút, cần uống Thu*c để điều chỉnh đường huyết.

Trong quá trình điều trị có thể xảy ra hai loại biến chứng:

Biến chứng cấp: Xảy ra trong một thời gian ngắn, ngay tức thời (do đường huyết quá thấp hay quá cao).

Biến chứng mạn: Xảy ra sau 5-10 thậm chí 15 năm, nếu bệnh nhân không giữ được mức đường huyết đúng theo yêu cầu của bác sĩ.



Các biến chứng cấp của ĐTĐ:

 Hạ đường huyết và hôn mê do hạ đường huyết:

- Nguyên nhân: Do ăn quá ít, dùng quá liều Thu*c; gắng sức cơ bắp nhiều mà không ăn hoặc ăn ít; uống Thu*c mà không ăn; trên bệnh nhân có suy thận, dùng Thu*c kết hợp (chẹn beta và giãn vành); có bệnh dạ dày tá tràng, có bệnh nội tiết (tuyến yên, thượng thận).

- Các triệu chứng của hạ đường huyết rất đa dạng, có cảm giác rất đói, đau thắt ngực tim đập nhanh. Toàn thân mệt mỏi, vã mồ hôi, lo âu, ngủ gà, mờ mắt, yếu mệt, nhức đầu, cáu kỉnh. Cơ thể bần thần, lú lẫn đầu óc, rối loạn cảm giác, rối loạn giác quan (nhìn đôi), rối loạn vận động (động tác khác thường), rối loạn giấc ngủ. Nếu không phát hiện và xử trí kịp thời sẽ dẫn tới hôn mê (nhất là ban đêm), lú lẫn vật vã, liệt nửa người hoặc liệt khu trú, co giật, hôn mê sâu, rối loạn tri thức như vật vã nhiều, có nhiều động tác bất thường, nhưng có 3 đặc điểm cần nhớ là: tăng trương lực cơ và cứng hàm; dấu hiệu Babinski cả hai bên, vã mồ hôi nhưng không mất nước.

- Xử trí: Uống ngay một cốc sữa hoặc ăn uống thức ăn có chất ngọt. Sau 15 phút nếu không đỡ cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

- Phòng tránh hạ đường huyết: Không được bỏ bữa ăn, uống Thu*c đúng liều và đúng giờ, tập luyện vừa sức, không tập lâu quá, nặng quá.

Tăng đường huyết và hôn mê do tăng đường huyết: Có 2 loại hôn mê.

- Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu: Là một cấp cứu nội khoa của bệnh nhân ĐTĐ, bệnh nhân đi tiểu nhiều dẫn tới mất nước, thường xảy ra trong những hoàn cảnh sau: nhiễm khuẩn (tiết niệu, phổi), tai biến mạch não, viêm tụy cấp, điều trị bằng Thu*c lợi tiểu hoặc corticoit. Cơ chế sinh bệnh do đường máu và natri máu quá cao kéo theo mất nước trong tế bào, dẫn tới trụy tim mạch và chảy máu nội sọ.
Thường bệnh nhân có triệu chứng rối loạn thần kinh như vật vã mê sảng, ảo giác lơ mơ, cơn co giật... kèm theo dấu hiệu mất nước trong tế bào nhiều như môi khô, nhãn cầu mềm, dấu hiệu nhăn da, đái ít, có thể trụy mạch.

- Hôn mê do nhiễm xeton máu - toan máu: Toan-xeton máu chỉ gặp ở người bị ĐTĐ, đôi khi cũng gặp ở người nghiện rượu. Hay gặp ở bệnh nhân ĐTĐ týp 1 thể phụ thuộc insulin, nhân một dịp cơ thể mất ổn định như tự ý hay cố ý ngừng Thu*c, các bệnh lý khác kèm theo như nhiễm khuẩn, thiếu dinh dưỡng (đói, bệnh tiêu hóa), bệnh mạch máu như nhồi máu cơ tim, viêm tụy cấp, phẫu thuật, sinh nở, chấn thương, các bệnh nội tiết như cường giáp.

Nhiễm toan-xeton cũng xảy ra ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 khi bệnh nhân gặp một stress nặng hoặc điều trị không đến nơi đến chốn.

Nhiễm xeton vì thiếu insulin tuyệt đối hay trầm trọng do tình trạng stress vì khi thiếu insulin, đường (glucose) không vào được tế bào đưa đến các rối loạn như: mô mỡ bị phân hủy, tăng glucagon máu dẫn đến tạo thể xeton.

Giai đoạn đầu mới nhiễm xeton gọi là giai đoạn tiền hôn mê, nếu không điều trị ngay, bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng hôn mê do nhiễm xeton axit thực sự.

Triệu chứng thường gặp là bệnh nhân thở nhanh biên độ lớn (thở Kussmaul) có mùi xeton. Dấu hiệu tiêu hóa có nôn và buồn nôn, đau thượng vị đau bụng táo bón hoặc đi ngoài, chảy máu tiêu hóa. Các dấu hiệu mất nước như lưỡi khô, hố mắt trũng, da nhăn nheo. Triệu chứng thần kinh có rối loạn ý thức, hôn mê vật vã, co giật, tim đập nhanh, hạ thân nhiệt...

Khi đường huyết tăng cao, bạn hãy thử đo đường huyết ngay và khẩn trương đến bác sĩ để được cấp cứu kịp thời.

Phòng tránh tăng đường huyết

Đều đặn tiêm hoặc uống Thu*c, không được bỏ Thu*c. Không ăn uống quá thoải mái, cần có chế độ kiêng khem nghiêm ngặt để đạt được nồng độ đường huyết tốt theo yêu cầu của các bác sĩ chuyên khoa. Nên tập thể dục đều đặn, vừa sức hoặc lao động nhẹ. Phát hiện và điều trị sớm các bệnh nhiễm khuẩn. Cần tái khám thường xuyên theo đúng kỳ.
 
AloBacsi.vn
Theo Sức khỏe và đời sống
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/phong-tranh-cac-bien-chung-cap-cua-dai-thao-duong-n4361.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY