Kinh tế xã hội hôm nay

Phương án nào thay thế khi cầu Long Biên xuống cấp nghiêm trọng?

Do trải qua quá trình sử dụng nhiều năm, tuổi thọ cao, đến nay cầu Long Biên xuống cấp nghiêm trọng, chính vì vậy, Bộ Giao thông vận tải (GTVT), TP.Hà Nội và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đang tính các phương án xây cầu mới thay thế.

Cầu long biên (hà nội) là cầu huyết mạch, con đường ngắn nhất kết nối các tuyến đường sắt hà nội - hải phòng, hà nội - lạng sơn với đường sắt quốc gia đi xuyên tâm nội đô hà nội. tuy nhiên, sau nhiều năm sử dụng, cầu long biên đang bị xuống cấp nghiêm trọng.

Để có giải pháp phục vụ việc đi lại của người dân và phát triển kinh tế, Cục Đường sắt Việt Nam đã trình Bộ GTVT dự thảo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.

Theo đó, cầu long biên sẽ không được sử dụng để kết nối đường sắt quốc gia mà xây dựng tuyến đường sắt vành đai phía đông hà nội theo hướng ngọc hồi - lạc đạo - yên viên - bắc hồng, trong đó có đoạn từ ngọc hồi (tuyến phía nam) đến lạc đạo (tuyến phía đông). việc kết nối giữa hai ga nói trên sẽ có cầu đường sắt mới gần vị trí cầu thanh trì, khi hoàn thành tuyến vành đai phía đông sẽ thay thế toàn bộ đoạn tuyến qua cầu long biên hiện có.

Cầu Long Biên đã xuống cấp nghiêm trọng.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, hiện các đoàn tàu chở hàng hoá tuyến phía Đông đi tuyến phía Nam (Hà Nội - TPHCM) phải đi đường vòng vành đai phía Tây (cầu Thăng Long). Hành trình vận chuyển từ Gia Lâm - Yên Viên - Đông Anh - Bắc Hồng - cầu Thăng Long - Hà Đông - Văn Điển và về ga lập tàu là Giáp Bát. Quãng đường đi vòng này khiến hành trình các đoàn tàu phải kéo dài thêm 60 km.

Ngược lại các tuyến đường sắt hàng hoá từ tuyến phía Nam ngược ra cũng phải đi theo tuyến đường sắt vành đai phía Tây để lên các tuyến biên giới. Vì vậy, nếu đoàn tàu đi từ Hà Nội tới Lào Cai sẽ xa thêm 40 km, còn đi Hà Nội - Lạng Sơn xa thêm 50 km.

Việc các tuyến đường sắt di chuyển theo tuyến vành đai phía tây sẽ "đội" chi phí rất lớn, nhưng không còn cách nào khác bởi ở hà nội ngoài cầu long biên thì chỉ có cầu thăng long là cầu đường sắt vượt sông hồng.

Do đó, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho rằng, rất cần xây dựng cầu đường sắt mới vượt sông Hồng, để kết nối các tuyến đường sắt quốc gia phía Đông, phía Bắc với các tuyến phía Nam, rút ngắn quãng đường và không phải đi qua tuyến đường sắt xuyên tâm Hà Nội.

Trên thực tế, việc sửa chữa, xây dựng cầu mới đã được tp.hà nội đề xuất tới bộ gtvt vào cuối tháng 10/2013, khi đó, hà nội đề nghị bộ gtvt chỉ đạo chủ đầu tư là tổng công ty đường sắt việt nam nghiên cứu phương án vị trí cầu đường sắt vượt sông hồng trùng với cầu long biên hiện có, hướng tuyến 2 đầu cầu trùng với hướng tuyến đường sắt hiện có và xây dựng cầu đường sắt cho dự án đường sắt đô thị số 1 đồng bộ với dự án tôn tạo cầu long biên.

Qua khảo sát, nghiên cứu và đánh giá tổng thể, Bộ GTVT đưa ra phương án vị trí cầu vượt sông Hồng thuộc Dự án Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1) Yên Viên - Ngọc Hồi, giai đoạn một.

Cầu Long Biên sẽ được di dời về phía thượng lưu, đồng thời xây dựng cầu đường sắt mới vượt sông Hồng trên tim cầu cũ. Dự kiến, dự án sẽ đầu tư 867 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng và 7.982 tỷ đồng xây dựng cầu mới.

Xuân Hinh

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/phuong-an-nao-thay-the-khi-cau-long-bien-xuong-cap-nghiem-trong-613886.html)

Tin cùng nội dung

  • Từ 0h ngày 1/1/2020, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam – VEC sẽ tổ chức thu phí toàn tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi dài 131,5km.
  • Trong khi người dân dừng xe phản đối BOT Quốc lộ 26 vì cho rằng xây trạm bất hợp lý thì chủ đầu tư và chính quyền địa phương viện dẫn đã được sự đồng ý của Bộ Giao thông Vận tải
  • Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ điều chỉnh quy hoạch mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng 2030, trong đó chú trọng xây dựng cao tốc Bắc - Nam, các tuyến ra cảng biển lớn, trung tâm kinh tế...
  • Trước đề xuất của Bộ Giao thông vận tải rằng, ai mất bằng lái xe đều phải thi lại để tránh tình trạng xin đổi, có thêm bằng lái thứ hai, thứ ba rồi cho thuê hay bán lại, dư luận đã có nhiều ý kiến trái chiều, đa số đều tỏ ra không đồng tình.
  • Theo thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải), từ tháng 1/2016, toàn quốc sẽ có thêm gần 21.000 xe ôtô hết niên hạn sử dụng.
  • Ngày 25/9, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Giao thông vận tải tổ chức lễ thông xe các dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 qua địa phận tỉnh này.
  • Một số nước trên thế giới và trong khu vực hiện đã và đang xây dựng khung pháp lý cho hoạt động kết nối dịch vụ vận tải trên nền tảng ứng dụng CNTT. Việt Nam cũng đã có những bước đầu trong việc quản lý và kiểm soát hoạt động mới mẻ này.
  • Liên Bộ Y tế và Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe...
  • Bộ Giao thông vận tải vừa có công văn yêu cầu Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố giám sát và kê khai giá cước theo quy định, đảm bảo nguyên tắc điều chỉnh giảm giá cước vận tải và báo cáo Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính trước ngày 30/9
  • Dư luận đang quan tâm tới Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông với 13km mà hết chậm tiến độ lại đến đội vốn gần gấp đôi, lên đến 18.000 tỷ đồng, tính ra, mỗi mét đường chi phí hết 1,5 tỷ đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY