Tâm sự hôm nay

Có phải là ngụy biện?

Dư luận đang quan tâm tới Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông với 13km mà hết chậm tiến độ lại đến đội vốn gần gấp đôi, lên đến 18.000 tỷ đồng, tính ra, mỗi mét đường chi phí hết 1,5 tỷ đồng.

dư luận đang quan tâm tới dự án đường sắt trên cao cát linh - hà đông với 13km mà hết chậm tiến độ lại đến đội vốn gần gấp đôi, lên đến 18.000 tỷ đồng, tính ra, mỗi mét đường chi phí hết 1,5 tỷ đồng. vấn đề chưa được làm rõ thì trên các báo và mạng truyền thông đăng những bức ảnh con đường trên cao nhấp nhô uốn lượn khiến dư luận càng băn khoăn.

Để trấn an dư luận, ông Lê Văn Dương, Phó Tổng giám đốc PMU giải thích: “Các điểm “nhấp nhô” nằm ở vị trí ra - vào ga. Khi vào ga, tàu phải giảm tốc độ, nên thiết kế lên dốc để giảm tốc độ của đoàn tàu, hạn chế phanh hãm và tiêu thụ năng lượng. Ngược lại, khi ra khỏi ga, đường được thiết kế xuống dốc, tạo gia tốc tự nhiên, giúp tàu tăng tốc độ theo thiết kế”.

Là người dân không nắm được kỹ thuật thiết kế cầu đường nhưng thấy có những vô lý trong lời giải thích của ông Lê Văn Dương nên mong được tìm hiểu và trả lời cho bà con yên tâm trước tính mạng và tài sản khi tham gia giao thông.

Thứ nhất là một ga có hai đường ray để tàu đi - về theo hai chiều ngược nhau. Vậy theo giải thích trên, cùng một điểm cắt ngang thì ray bên này phải dốc lên, ray bên kia phải dốc xuống để thỏa mãn với yêu cầu “hạn chế phanh hãm và tiêu thụ năng lượng” như lời giải thích chăng? Và như thế phải thiết kế mặt cầu nghiêng, bên đi uốn lượn lên còn bên về uốn lượn xuống? Và thực tế thì thế nào?

Thứ hai, tin vào lời giải thích trên thì mỗi ga cách nhau 1km, đoạn nhấp nhô ngắn sẽ tiết kiệm được bao nhiêu năng lượng và má phanh bị mòn? Thực tế những “mấp mô” ấy có tạo được ra lực tự nhiên thay năng lượng bị mất hay sẽ cản trở tốc độ của tàu mà theo thiết kế là 80km/h?

Thứ ba, đây là tàu điện 4 toa chứ không phải ôtô và một đoàn tàu khi chạy lại nhấp nhô lên xuống liệu có an toàn không so với chạy trên một mặt phẳng? Bởi, khi vận hành, độ chênh của các toa sẽ tạo ra sự nguy hiểm và bất tiện, bất an cho con người là chắc chắn.

Sau nữa là trên thế giới đã có đường sắt trên cao nào uốn lượn như đường cát linh - hà đông chưa kể về mỹ quan của con đường trên cao.

Hà nội đã có con đường “cong mềm mại” dưới đất, nay lại có đường “nhấp nhô” trên cao phải chăng vì yêu cầu kỹ thuật phải thế hay vì lý do nào khác. không thể hiểu nổi tại sao bộ giao thông vận tải lại chấp nhận một thiết kế kỳ cục chả giống ai, thực hiện một công trình hàng chục ngàn tỷ vô lý như thế.

Vì sự an toàn cho người đi tàu cũng như người đang đi phía dưới và tính thẩm mỹ của con đường, rất mong bộ giao thông vận tải giải thích rõ thay vì lời giải thích đầy tính ngụy biện trên của ông phó tổng giám đốc pmu.

Lưu Thủy

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-co-phai-la-nguy-bien-14868.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY