Tâm sự hôm nay

Đường ống nước sông Đà - Quá sợ công trình vàng!

Ông bà ta nói “sự bất quá tam”, hàm ý đừng để chuyện gì đó xảy ra quá nhiều lần, cùng lắm là ba lần thôi. Vậy mà đường ống nước Sông Đà sau 6 năm sử dụng đã vỡ đến 9 lần. Mỗi lần vỡ là hàng chục vạn người khóc ròng.
Ông bà ta nói “sự bất quá tam”, hàm ý đừng để chuyện gì đó xảy ra quá nhiều lần, cùng lắm là ba lần thôi. Vậy mà ống nước sông đà">đường ống nước sông đà sau 6 năm sử dụng đã vỡ đến 9 lần. Mỗi lần vỡ là hàng chục vạn người khóc ròng.

Đường ống này nằm trong hệ thống cấp nước sạch - Hà Nội do Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VINACONEX) làm chủ đầu tư. Đây là tuyến ống dẫn nước độc đạo dài 47 km, đưa 220.000 m3 nước/ngày đêm từ Nhà máy Nước sạch Sông Đà (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) về đến Mỹ Đình (huyện Từ Liêm, TP Hà Nội) cung cấp nước sạch cho khoảng 70.000 hộ dân thủ đô.

Như vậy, cuộc sống và sinh hoạt của lượng dân cư khổng lồ nói trên phụ thuộc rất lớn vào đường ống dẫn nước này. Vì thế, công trình được giao cho VINACONEX - một tên tuổi lớn trong ngành xây dựng - làm chủ đầu tư với tổng vốn 1.500 tỉ đồng. Hai năm sau kể từ ngày chính thức vận hành, năm 2010, công trình được trao danh hiệu “Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam”.

Thế nhưng, đúng hai năm sau đó nữa, vàng đã hóa thành thau! Đầu năm 2012, đoạn ống qua xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội vỡ lần đầu tiên, ảnh hướng lập tức đến 40.000 hộ dân trong khu vực. Từ đó, đường ống này vỡ thêm nhiều lần, đến hôm 10-7 thì vỡ lần thứ 8 và chỉ một ngày sau khi khắc phục xong thì vỡ nữa, lần thứ 9 (ngày 12-7). Và lần nào cũng vậy, ống nước vỡ thì dân tình điêu đứng, phản ứng gay gắt.

Vì sao đường ống này vỡ hoài, không thể khắc phục triệt để? Sau những lần vỡ ban đầu, lý do được chủ đầu tư nêu là vì nền đất yếu, áp lực nước lớn, môi trường khắc nghiệt và cách khắc phục là... vỡ đâu vá đó! Sau những lần vỡ tiếp theo, nguyên nhân chính được thừa nhận là chất lượng ống composite không đồng đều, không bảo đảm độ bền trong thời gian khai thác sử dụng... Vậy là các đơn vị thiết kế, giám sát và chủ đầu tư đều có lỗi, trong đó chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm chính.

Thế nhưng, chưa đơn vị nào nhận trách nhiệm cụ thể và chưa có ai bị xử lý. Trong khi đó, không một người dân nào chấp nhận thực tế trái khoáy đó và đòi hỏi phải có giải pháp xử lý sớm. Dù vậy, sau lần vỡ thứ 9, ngay cả chủ đầu tư cũng thừa nhận đường ống này có thể sẽ còn vỡ tiếp, vào bất cứ lúc nào. Giải pháp của thì tương lai được đưa ra là xây dựng thêm một tuyến ống nữa.

Với những gì VINACONEX đã thể hiện, liệu UBND TP Hà Nội có còn đặt niềm tin vào đơn vị này? Người dân thì chắc chắn đã quá sợ.

Công trình “vàng” mà đã vậy thì lấy gì bảo đảm chất lượng cho bao công trình không phải là “vàng” khác? Thực tế cho thấy chính cách xử lý trách nhiệm ầu ơ, xuề xòa của các cơ quan hữu trách đã khiến sự việc ra nông nỗi này. Phải quy trách nhiệm và xử lý rốt ráo, không thể để tiền tỉ của dân bị chôn sâu vào lòng đất, cũng không thể đùa dai với cuộc sống của 70.000 hộ dân!

Theo Người Lao động
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-duong-ong-nuoc-song-da-qua-so-cong-trinh-vang-8530.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY