Dáng đẹp hôm nay

Quá cưng chiều, mẹ chồng khiến con dâu mới đẻ 3 ngày phải nhập viện gấp trong đêm

Việc cô Hoàng nhập viện lúc nửa đêm khiến chính các bác sĩ cũng ngạc nhiên vì khi xuất viện trông bà mẹ này rất khỏe mạnh.

Theo phong tục của người châu Á, những sản phụ sau sinh phải ở cữ ít nhất là 3 tháng 10 ngày, vì đây là thời gian nghỉ ngơi nên chị em sẽ được tẩm bổ để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Theo phong tục này, thời gian sản phụ ở cữ là vô cùng quan trọng để hồi phục sức khỏe đã mất đi trong 9 tháng mang bầu và chuyển dạ đau đớn.

Nhiều gia đình kỹ tính đến mức sản phụ 3 tháng không được bước chân ra khỏi phòng, 6 tháng không được bước chân ra cửa nhà. Họ tin rằng phụ nữ sau sinh ở trong tình trạng "thiếu máu và thiếu khí", vì vậy cần một thời gian nhất định để phục hồi cơ thể.

Tuy nhiên nếu sản phụ nhận được quá nhiều sự chăm sóc thì cũng không tốt, chẳng hạn như câu chuyện sản phụ nhập viện trong đêm sau khi ở cữ 3 ngày dưới đây.

Cô Hoàng là bà mẹ trẻ vừa sinh đôi một cặp long phụng. Cả gia đình đều rất hạnh phúc, đặc biệt là mẹ chồng cô. Bà sung sướng đến nỗi vừa đưa dâu và cháu về nhà là đi khắp nơi khoe.

Nhưng có khi vì quá vui mà bà tỏ ra hơi sỗ sàng: "Lúc thằng con trai tôi đem bạn gái về giới thiệu, tôi đã nói rằng con bé này mông to như thế sẽ sinh nhiều và dễ chửa lắm. Giờ mọi người thấy tôi nói có đúng không? Tôi sẽ chăm sóc con dâu tôi đàng hoàng, 3 bữa vào ban ngày và 1 bữa đêm nữa."

Mặc dù không cảm thấy thoải mái lắm với những nhận xét của mẹ chồng nhưng bà mẹ trẻ nghĩ rằng, mẹ chồng cô là người có kinh nghiệm và dù sao mẹ chăm sóc mình còn tốt hơn người ngoài, cho dù là vì những đứa trẻ hay bản thân cô.

Cô Hoàng có một thai kỳ khá suôn sẻ, do đó, khi mẹ chồng đề nghị từ bệnh viện đưa thẳng cả mẹ và con về nhà bà để chăm thì cô đồng ý ngay. Nhất là khi mẹ chồng luôn lặp đi lặp lại rằng bà đã sinh 3 đứa con và kinh nghiệm có thừa.

Ngày hôm đầu tiên khi về nhà, mẹ chồng nấu cho con dâu một bát canh hầm chân chó to. Bà nói "Ăn cái này cho nhiều sữa vào con ạ". Mặc dù cảm giác không muốn ăn nhưng ý định tốt của mẹ khiến cô không thể chối từ. Dù sao cô cũng muốn mình có đủ sữa để cho 2 đứa con bú mẹ hoàn toàn, ít nhất là trong 6 tháng đầu.

Ngày thứ hai, mẹ chồng cô lại nấu một nồi to canh đậu phộng, đu đủ hầm giò heo. Nhìn vẻ mặt ngao ngán của con dâu, mẹ chồng bảo: "Không ăn được thì uống nước súp cho có sữa con."

Vào ngày thứ ba, mẹ chồng lại làm món súp nấu củ sen hầm thịt ba chỉ, bà cho biết sợ con dâu nhạt miệng nên đã cho ít nước tương và hành, ớt vào. Mặc dù cảm thấy như bị bệnh, cô Hoàng vẫn ăn hết.

Và chỉ ngay trong đêm hôm đó, bà mẹ trẻ đã phải nhập viện. Việc cô Hoàng đến viện lúc nửa đêm khiến chính các bác sĩ cũng ngạc nhiên vì khi xuất viện trông cô rất khỏe mạnh. Hóa ra việc tiêu thụ quá nhiều dầu mỡ sau sinh của sản phụ gây ra viêm dạ dày ruột cấp tính.

Không chỉ vậy, các tuyến vú của cô Hoàng cũng bị tắc nghẽn, gây ra viêm vú cấp tính. Sản phụ nhập viện vì đã ngã quỵ, ngực đau nhói vì tắc sữa mà không thể hút ra được.

Vì nhập viện nên 2 đứa con phải giao lại cho nhà chồng chăm sóc giúp, bộ ngực sưng tấy khiến cô Hoàng không thể cho con bú lúc này.

Sản phụ vốn khỏe mạnh nhưng sau 3 ngày ở cữ, cô đã bị tổn hại tâm lý nặng nề cộng với việc ngực đau đớn đến phát sốt. Mẹ chồng rất ngạc nhiên khi biết rằng con dâu của bà đã vào bệnh viện vì đồ ăn do mình nấu.

Bà nói: "Trước đây, điều kiện không tốt và không có thức ăn ngon, nên tôi luôn cho rằng mình nuôi con không tốt. Giờ đây tôi chỉ muốn con dâu tôi được tẩm bổ đầy đủ thôi mà". Khi thấy hai đứa cháu của mình phải uống sữa ngoài khi mẹ chúng nằm trong bệnh viện, mẹ chồng cô Hoàng cảm thấy rất hối hận.

Để tránh rơi vào tình huống như bà mẹ trẻ trên, sản phụ khi ở cữ cần tránh 3 điều dưới đây:

1. Bồi bổ quá mức

Trong thời kỳ hậu sản, nhiều bà mẹ bổ sung một cách mù quáng với mục đích phục hồi nhanh chóng. Nhưng trên thực tế, đối với người mẹ, không phù hợp để ăn uống quá nhiều đồ bổ trong vòng một tuần sau khi sinh. Điều này sẽ làm tăng gánh nặng tiêu hóa của người mẹ và gây khó chịu về thể chất.

Sau khi sinh con, tình trạng thể chất của người mẹ tương đối yếu. Bổ sung quá mức sẽ không có tác dụng bổ sung cho cơ thể, và nó cũng sẽ gây ra thiệt hại về thể chất. Trong vòng một tuần sau khi sinh, miễn là em bé được bú thường xuyên, hầu hết các bà mẹ đều đủ sữa chứ không cần nhờ đến các món canh hầm giò rất nhiều chất béo.

2. Không giữ ấm cơ thể

Một số bà mẹ nghĩ rằng họ có thể lực tốt, vì vậy họ bỏ qua việc giữ ấm, chẳng hạn như sử dụng nước lạnh khi giặt. Trên thực tế, sau khi sinh con, các lỗ chân lông được mở ra, nếu không khí lạnh xâm nhập, người mẹ sẽ dễ nhuốm bệnh. Vì vậy trong thời gian ở cữ sản phụ không nên tiếp xúc với nước quá lạnh hoặc ăn mặc quá mát mẻ.

3. Lười vận động

Một số phụ nữ nghĩ rằng sau sinh không cần vận động hay tập thể dục. Trên thực tế, tập thể dục đúng cách sẽ có lợi cho sự phục hồi thể chất của mẹ.

Sau khi sinh, các cơ sàn chậu của mẹ trở nên lỏng lẻo. Lúc này, mẹ có thể tập những động tác hít thở yoga cơ bản, điều này cũng có thể ngăn ngừa rò rỉ nước tiểu do giãn cơ sàn chậu.

Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/qua-cung-chieu-me-chong-khien-con-dau-moi-de-3-ngay-phai-nhap-vien-gap-trong-dem-20200414154323669.html)

Tin cùng nội dung

  • Một người làm nghề khai thác gỗ vào Bệnh viện TP. Huế do bị T*i n*n lao động giập nát ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải do bị gỗ rơi đè khi đưa lên xe vận chuyển.
  • Sau bữa ăn trưa 7/4, hơn 100 công nhân của công ty thời trang Star của Singapore (KCN Chương Mỹ, Hà Nội) bị nôn, đau bụng và đi ngoài, phải nhập viện để điều trị.
  • 1 - 2 ngày đầu sau khi sinh, tốt nhất sản phụ nên ăn các loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu như: cháo, mì, trứng gà là chính.
  • Chị sững sờ khi thoáng thấy mẹ chồng và một người đàn ông trẻ đi nhanh vào một phòng của khách sạn. Lẽ nào những gì mẹ chồng thể hiện chỉ để che mắt con gái và thiên hạ?
  • Bí tiểu ở sản phụ sau sinh là một trong những biến chứng thường gặp, có khoảng 15% các bà mẹ sau sinh rơi vào tình trạng bí tiểu.
  • Bà tỉnh dậy khi thấy mình đang nằm trong bệnh viện. Bà nghẹn ngào: sao không để cho tôi ch*t quách đi cho rồi…
  • Ths.BS Phạm Ngọc Thạch, phó khoa Ngoại Niệu, bBV Nhi đồng 2, TP.HCM cho biết, trong thời gian gần đây, đơn vị này liên tục tiếp nhận các trường hợp trẻ  bí tiểu vì sỏi thận.
  • Tôi năm nay 68 tuổi, nặng 68 kg, thường xuyên bị nặng ngực và bị tăng huyết áp (15,6). Trước tôi đã khám khoa tim mạch, các BS đều kết luận tôi bị thiếu máu cơ tim có cho toa uống Thu*c nhưng chứng nặng ngực và đau âm ỉ lồng ngực vẫn không giảm. Vậy tôi xin hỏi:
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm Thu*c bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.Rau mùi tươi được dùng để làm gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Là loại rau dùng để nêm và trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá, bên cạnh đó rau mùi còn là một vị Thu*c.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY