Người phàm (chưa chứng đắc Niết bàn) còn sống với khổ đau do còn hiện hữu nguyên nhân khổ đau. Bậc chứng đắc Niết bàn là người đã giác ngộ giải thoát, chứng đắc thánh quả cho nên dòng chảy khổ đau hoàn toàn kết thúc.
Niết bàn khi còn sống thì tổ hợp tâm vật lý gồm thân thể, cảm giác tri giác nhận thức của người chứng đắc Niết bàn vẫn còn hiện hữu. Tuy nhiên khác với người phàm Bậc giác ngộ làm chủ dòng cảm xúc nhận thức, trong khi người phàm bị nghiệp riêng nghiệp chung câu thúc, không tự chủ bản thân.
Theo tâm lý học người đạt được Niết bàn khác với Chân nhân, Thánh nhân hay phàm nhân. Niết bàn là sự chấm dứt toàn bộ khổ đau ở quá khứ, hiện tại hay vị lai - Antodukkhasa
Nhận thức này giúp chúng ta thấy rõ rằng: Sự tiếp xúc của người chứng đắc Niết bàn không phải trên nhân khổ đau. Do đó phản ứng trên thân của người chứng đắc Niết bàn không có sự khổ đau.
1. Khổ đau gây ra từ thân xác: có thân thể là có đau nhức do bệnh tật T*i n*n ch*t chóc – Dukkha dukkhata (Khổ khổ). Thân phàm phải đối diện với đau, đau là phản ứng của thân thể.
2. Khổ thuộc về cảm xúc tâm lý tương đương ý nghĩa của câu: “Thống bất thông, thông bất thống “ Thống nghĩa là đau nhức do kinh mạch không thông, khi kinh mạch đã thông thì không còn đau trên cơ thể vì vậy y học Trung Quốc thường sử dụng ngải cứu và kim châm cứu để đả thông kinh mạch cùng với nhiệt tác động vào các huyệt đạo để khai thông.
Theo quan niệm của Đức Phật thì khổ thuộc về tâm và đau thuộc về thân. Đau do hoàn cảnh sống điều kiện sống, thói quen sống và hành vi sống hoặc các rủi ro, T*i n*n đều có thể dẫn đến nỗi đau. Như vậy khi bậc giác ngộ chứng đắc Niết bàn khi tiếp xúc với không khí nước lửa gió đều bị đau nhức như người phàm. Từ đó cần xác định rõ các bậc cao tăng ở tuổi già bị thần kinh thực vật, đau nhức tê bại không thể nói rằng vị đó tu không tốt, nhiều người suy luận ngược cho rằng cách tu tập hành đạo có vấn đề gì đó, thực chất bệnh về thân là do cấu trúc về gen di truyền từ gia đình. Vì vậy không nên cho rằng các vị ch*t vì tai biến, tàn phế là người tu không đúng đó là sự ngộ nhận vì đau trên cơ thể ai cũng có.
3. Khổ đau do biến hoại của sự vật gọi là hoại khổ và khổ đau do tâm lý, những thay đổi về lý tưởng cảm xúc nhận thức diễn ra thường xuyên là hành khổ. Hai trường hợp này gọi là khổ tâm đối lập với khổ khổ. Người chứng đắc Niết bàn hoàn toàn không còn khổ của tâm, người có tu làm chủ hoại khổ và hành khổ, người không tu thỉnh thoảng làm được đa số thất bại. Người có tu chứng đắc không cường điệu, bi quan khi bị đau về thân.
Kinh Tương ưng tập 4, trang 459 xác định rằng ” Sự vắng mặt gốc rễ của lậu hoặc và phiền nảo dẫn đến sự vắng mặt tất cả nỗi khổ tâm và nỗi sợ hãi” (Cetasikka dukkha – Tâm sở- khổ về thái độ tâm lý – Mental state). Đây là khổ nội tâm hay sự sợ hãi, đối với bậc xuất gia chứng đắc Niết bàn thì không còn nữa (Chuyển hóa sự than vãn).
Tóm lại nỗi sợ hãi do ta thiếu kiến thức về nhân quả, minh sát tuệ đối với mọi sự vật hiện tại, sợ hãi là đau khổ của nội tâm, do nhận thức sai lầm.
Trong tác phẩm Phật thuyết như vậy, phần 38 “ Người đạt Niết bàn vẫn còn cảm giác, kinh nghiệm của cảm giác dễ chịu hay khó chịu của thân”.
Sukkha là phản ứng của thần kinh, khác với phản ứng của tâm là cetasukkha. Thần kinh bao gồm thân kinh trung ương, thần kinh ngoại biên, thần kinh cảm giác. Đối với người chứng đắc Niết bàn, cảm giác hạnh phúc hay đau đớn hoặc dễ chịu trên thân vẫn tiếp tục diễn ra. Điểm khác biệt của bậc A la hán trở lên không còn phản ứng chấp trước về thái độ, hạng phàm phu tạo ra rất nhiều phản ứng chấp thủ vì vậy đức Phật vẫn có bệnh và ch*t vì bệnh.
“Phasa là sự tiếp xúc của các giác quan: mắt tai mũi lưỡi thân đối với các loại đối tượng màu sắc, âm thanh … phát sinh các loại cảm giác như thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác”.
Sự tiếp xúc ở người đạt Niết bàn bắt đầu từ khái niệm hóa Verana về chủ thể đối tượng về thời gian. Còn người phàm khái niệm hóa về đối tượng từ cảm giác dẫn đến 2 loại phản ứng tham ái hay sân hận. Tham ái khi sự vật, con người, sự việc phù hợp với mong muốn, hài lòng . Sân hận khi các đối tượng này không thích hợp không ưng ý hài lòng.
Kinh Trung bộ tập 1, trang 111 nói rõ hơn: "Sự tiếp xúc của con mắt với vật thể màu sắc, nhận biết của con mắt, nhờ đó phát sinh sự gặp nhau của 3 yếu tố này – phasa. Do có sự tiếp xúc các cảm giác được phát sinh, cái gì con người cảm nhận con người có thể nhận thức được. Cái gì con người nhận thức được con người sẽ lý luận, cái gì lý luận con người bị ám ảnh về các khái niệm, cái gì con người bị ám ảnh về khái niệm, những số lượng các khái niệm … thuộc về quá khứ, hiện tại hay vị lai”.
Đây tiến trình phản ứng tâm lý của người phàm của sự tiếp xúc, đầu tiên là nhận thức đến cảm giác, lý luận, ám ảnh về chúng rồi đưa ra các thái độ về quá khứ, hiện tai và tương lai. Tương tự đối với cảm giác ý niệm hóa tâm tư và nhận thức diễn ra tương tự như vậy.
Tóm lại, bậc giác ngộ Niết bàn, tiếp xúc chỉ đơn giản là tiếp xúc, phản ứng của bậc giác ngộ chỉ đơn thuần phản ứng của cơ thể trên hệ thần kinh, còn phản ứng thái độ tham ái, chấp thủ không có và vị ấy không vướng mắc vào phản ứng cảm xúc. Người chưa giác ngộ sau khi có thái độ phản ứng với cảm xúc thường rơi vào tham ái, chấp thủ từ đó trỗi dậy nhiều khổ đau.
Kinh Tương ưng tập 4 trang 231, đức Phật nó rõ hơn: "Sư tiếp xúc nào cũng kéo theo các loại cảm giác- Vedana; như cảm giác thân thể…cảm giác tâm cetasikha vedana”. Cụ thể là 3 loại cảm giác: cảm giác dễ chịu hạnh phúc, khó chịu, trung tính.
Ở người phàm trong tiếp xúc với thế giới trần cảnh dẫn đến 3 loại phản ứng của tâm là phản ứng dẫn đến cảm giác hạnh phúc, cảm giác khổ đau, cảm giác trung tính Adukkha asukkha ( Phi hạnh phúc - phi khổ đau là hình thái vi tế của vô minh).
Kinh Tương ưng tập 4 trang 205 đức Phật nói rất rõ: “Phản ứng tham dục nào đều xảy ra đối với vật mình thích sẽ dẫn đến cảm giác hạnh phúc, đối với những gì không thích dẫn đến khổ đau, còn cảm giác trung tính là vô minh”
Theo đức Phật bất kỳ mọi phản ứng cảm thọ nào cũng đều kéo theo hoặc đồng hành thái độ chấp thủ - Alajja – Upadana (nghĩa là phủ trùm lên) ta thường phủ trùm lên sự sở hữu từ đó dễ phát sinh thái độ sân hận, khó chịu hay đam mê.
Về tâm lý học, kinh Pali cho rằng: “Cái gì được kinh nghiệm như một cảm giác luôn luôn kết nối với đau khổ”. (Kinh Tương ưng tập 4 trang 216, Ngài Xá lợi Phất đã phát biểu). Như vậy nghĩa cụ thể bản chất của cảm giác là khổ đau.
Trong khi tâm lý học hiện đại cho rằng hạnh phúc là cái gì ta thích, khổ đau là những gì ta không thích. Cảm xúc con người có 3 cấp độ: cấp thấp là khổ đau, cấp trung tính là không có hạnh phúc, đỉnh cao nhật là hạnh phúc . Như vậy còn cảm xúc còn khổ đau.
Kinh Tăng Chi trang 26 và 36 có đoạn kinh: “ Bậc giác ngộ là người đã làm chủ được tâm tư và các giác quan bằng hoạt động của tuệ tri về sự vật như chúng đang là” đó chính là tác ý như thật hay tác lý như ý hay nhận thức như thật.
Như vậy để làm chủ được giác quan phải phát triển trí tuệ của sự vật đang là chứ không theo lăng kính chủ quan của chúng ta.
Kinh Tương ưng tập 4 trang 233 khẳng định: “Bậc giác ngộ đã tuệ tri hoàn toàn bản chất của cảm giác, hiện tượng của cảm giác, sự xuất hiện của cảm giác, nguyên nhân dẫn đến cảm giác, sự chấm dứt của cảm giác, con đường dẫn đến sự chấm dứt của cảm giác, sự nguy hiểm của cảm giác và sự xuất ly khỏi cảm giác”.
Đây là đoạn mô tả cho ta thấy nội hàm cảm xúc của bậc Giác ngộ gần như làm chủ và chuyển hóa được cảm giác thành trí.
Trong kinh Tạng Pali có 3 khái niệm vị ngọt, vị khổ, vị xuất ly. Người giác ngộ thấy rõ hậu quả của vị khổ (vị đắng), thấy được con đường ra khỏi vị đắng là xuất ly. Ngay khi thấy vị ngọt đã nhận thấy tiềm ẩn của vị đắng nên không chấp vào.
Bài kệ kết thúc kinh Địa tang có câu: "Ham vui khổ vô cùng” ham vui là lao vào cảm giác, phản ứng mang tính điều kiện. Ví dụ như nghiện rượu kết bạn nơi nhậu nhẹt, nghiện facebook lúc nào bên thân cũng có phương tiện.
Hiểu được điều này để chúng ta làm chủ cảm xúc. Đối với bậc trí tuệ thì sự xuất hiện, sự tồn tại và sự biến mất của một cảm giác luôn song hành với chánh niệm, tỉnh thức – hay cao hơn nữa là trí tuệ.
Như vậy 3 yếu tố song hành đối với giác ngộ để làm chủ cảm xúc đó là: chánh niệm, tỉnh thức, trí tuệ. Bậc giác ngộ không còn thái độ phản ứng sợ hãi, căngthẳng tức tối, ưu não.
Kinh Tăng chi tập 4, trang 47: “Bậc giác ngộ đã khắc phục trọn vẹn thế giới Nhị nguyên của kinh nghiệm” như được mất, danh tiếng tai tiếng, khe chê.
Kinh Udana phần 8 và kinh Tương ưng phần IV có lập lại câu chuyện giống nhau về thương gia Pahijja rất mê tín về con số, sau 8 chuyến buôn thành công, ông nghĩ rằng chuyến buôn thứ 9 sẽ thành công tốt đẹp nhưng đã bị đắm mất hết tài sản và thủy đoàn, chỉ con mình ông sống sót trôi vào đảo vắng phải dùng lá để kết thành che thân. Mọi người thấy lạ mê tín đồn thổi cho rằng là Thánh nhân, người thân của ông tìm đến xem đã phát hiện chân tướng và khuyên nên ông nên gặp Sa môn Gotama. Sau đó ông được đức Phật thuyết pháp cho xuất gia và khai thị:
“Đối với bậc giác ngộ chỉ đơn thuần chỉ đơn thuần là sự nghe, trong sự thấy chỉ đơn thuần là thấy, trong sự tưởng tượng chỉ đơn sự nhận thức chỉ đơn thuần là nhận thức”, tức là thấy nghe hiểu biết chỉ đơn thuần là thấy nghe hiểu biết, hoàn toàn không có phản ứng thái độ tâm lý hoặc không có thái độ bàng quan hay để cho dòng cảm xúc chủ quan làm cho ta khổ.
Làm cha mẹ không nên có thái độ này, khi đứa con bị khổ, không nên khổ theo và không liên lụy với cảm xúc khổ của con. Người làm chủ cảm xúc sẽ không có phản ứng, chúng ta chỉ biết và ghi nhận rỏ ràng minh sát để có thể đủ sức giúp người khác vượt qua.
Chủ đề liên quan:
giải thoát Giải thoát là gì làm thế nào để giải thoát Phật giáo Nguyên thủy quan niệm