Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở công bố cuối năm 2019, hiện nay việt nam có 21 tỉnh, thành phố trong cả nước có mức sinh thấp, thậm chí một số tỉnh mức sinh rất thấp, đã có 9 tỉnh/thành phố trong cả nước đạt mức sinh thay thế, 33 tỉnh, thành phố có mức sinh cao.
Theo gs.ts nguyễn đình cử, nguyên viện trưởng viện dân số và các vấn đề xã hội, 33 tỉnh có mức sinh cao phần lớn thuộc các vùng tây bắc, tây nguyên, bắc trung bộ và duyên hải miền trung. đây là những tỉnh còn có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn.
Để điều chỉnh mức sinh, đưa về mức sinh thay thế, theo gs nguyễn đình cử, trước hết vẫn cần đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích của khhgđ, quy mô gia đình nhỏ. nhưng quan trọng nhất là cung cấp dịch vụ và phương tiện Tr*nh th*i đầy đủ, kịp thời, thuận tiện, an toàn và hiệu quả cao.
"Để làm được điều này, nhà nước cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các cặp vợ chồng thực hiện KHHGĐ, chẳng hạn cấp phát miễn phí hoặc bán rẻ phương tiện dịch vụ Tr*nh th*i. Cùng đó, Chuẩn mực gia đình hai con vẫn cần phải lồng ghép vào các chính sách, các tiêu chuẩn của các danh hiệu thi đua"
Quảng bình là tỉnh thuộc khu vực bắc trung bộ, nằm trong nhóm các tỉnh có mức sinh cao. theo thông tin từ bsckii phan nam bình, chi cục trưởng chi cục dân số - khhgđ tỉnh quảng bình, tại tỉnh này, số còn trung bình của một phụ nữ tăng trở lại trong những năm gần đây (năm 2019 là 2,43 con); tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên có xu hướng tăng ở nhiều địa phương, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào công giáo, kể cả cán bộ, đảng viên và một số gia đình khá giả.
Theo kết quả thống kê số liệu trong 12 tháng trước 1/4/2019, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên của tỉnh là 26,49% trong đó, Minh Hóa là huyện có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao nhất (35,95%), tiếp đến là huyện Quảng Ninh (33,12%).
"quảng bình vẫn là một trong những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. mức sinh vừa cao vừa có xu hướng chênh lệch giữa các huyện, thị xã, thành phố, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết việc làm, chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn tỉnh" - bs bình cho hay. trong khi đó, 10 năm trở lại đây (2009- 2019), cơ cấu dân số tỉnh đã có chiều hướng thay đổi. số lượng và tỷ trọng dân số phụ thuộc có tăng nhẹ, trong khi dân số trong độ tuổi lao động năm 2019 giảm nhẹ.
Cán bộ dân số xã lý trạch, huyện bố trạch, quảng bình tư vấn về kiến thức ds-khhgđ cho người dân. ảnh: phạm hà
Là tỉnh có mức sinh còn cao và chênh lệch giữa các vùng miền, nhất là tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên đang có xu hướng tăng thậm chí là tăng đột biến một số địa phương, nhiệm vụ đặt ra với công tác dân số tỉnh quảng bình rất nặng nề: vừa nâng cao chất lượng dân số và các vấn đề về phân bố dân cư, cơ cấu dân số, vừa phải tập trung nguồn lực cho vấn để ổn định quy mô dân số, phấn đấu sớm đạt mức sinh thay thế trong thời gian tới, trong đó phải thực sự chú trọng giải quyết vấn để sinh con thứ 3 trở lên trên địa bàn tỉnh...
Theo bs phan nam bình, với việc đặt ra các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể và tập trung triển khai có hiệu quả như: tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi; điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích; đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học và hệ thông tin quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá... thì để thực hiện được việc điều chỉnh mức sinh ở một tỉnh có mức sinh còn cao như quảng bình cần phải tập trung mở rộng tiếp cận các dịch vụ skss/khhgđ và các dịch vụ có liên quan là hết sức cần thiết và quan trọng.
Trong đó cần phổ cập dịch vụ khhgđ, chăm sóc skss tới mọi người dân đảm bảo công bằng, bình đẳng trong tiếp cận, sử dụng dịch vụ, không phân biệt giới, người đã kết hôn, người chưa kết hôn. lồng ghép các hoạt động phổ cập dịch vụ khhgđ/skss với chương trình củng cố, nâng cao chất lượng dịch vụ khhgđ với các hoạt động chủ yếu nhằm đảm bảo hỗ trợ phương tiện Tr*nh th*i và dịch vụ khhgđ cho đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách, vùng mức sinh cao.
Ngoài ra, tổ chức cung ứng các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ thân thiện cho vị thành niên, thanh niên; Công nhân khu công nghiệp, khu kinh tế.
Quảng Bình còn đặt kế hoạch tổ chức các hoạt động thúc đẩy tiếp thị xã hội, xã hội hóa cung cấp dịch vụ KHHGĐ, chăm sóc SKSS và thí điểm cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS qua website, email, facebook, Youtube, Twitter, Instagram, zalo,...
Dự báo phương tiện Tr*nh th*i theo phân đoạn thị trường tổng thể phương tiện Tr*nh th*i, dịch vụ KHHGĐ, Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đảm bảo an ninh và thị trường tổng thể phương tiện Tr*nh th*i, dịch vụ KHHGĐ.
Ngày 24/8/2020, ubnd tỉnh đã ban hành kế hoạch số 1484/kh-ubnd về việc thực hiện chương trình điều chỉnh mức sinh đến năm 2030 tỉnh quảng bình.
Theo chỉ tiêu đặt ra là tiếp tục nỗ lực giảm mức sinh, tiến tới đạt mức sinh thay thế, ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý; giảm tỷ suất sinh thô bình quân 0,1- 0,2‰/năm; giảm tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên bình quân 0,5 - 1%/năm; tốc độ tăng dân số 0,65%/năm; giảm 10% tổng tỷ suất sinh ở các địa phương có mức sinh cao.
Để đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi, quảng bình đề ra kế hoạch cần xây dựng hệ thống thông điệp truyền thông, nội dung tuyên truyền, vận động để giảm sinh nhằm đạt mức sinh thay thế bình quân trong toàn tỉnh với khẩu hiệu "dừng ở hai con để nuôi, dạy cho tốt", đối tượng tuyên truyền, vận động chủ yếu là các cặp vợ chồng đã sinh hai con và có ý định sinh thêm con.
Lựa chọn, xây dựng thông điệp truyền thông phù hợp đặc thù tình hình thực tế của địa phương như: "mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ hai con"; "duy trì ổn định mức sinh - trách nhiệm của chúng ta";...