Kinh tế xã hội hôm nay

Quảng Ninh xây dựng trà hoa vàng trở thành sản phẩm OCOP cấp Quốc gia

(MangYTe) - Huyện Ba Chẽ phấn đấu đến năm 2025 xây dựng trà hoa vàng trở thành sản phẩm OCOP cấp Quốc gia.

Trong hai ngày (26 và 27/12/2020), tại huyện ba chẽ (quảng ninh) sẽ diễn ra hội trà hoa vàng ba chẽ lần 3, đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia miếu ông - miếu bà và lễ hội bàn vương năm 2020.

Theo UBND huyện Ba Chẽ, đây là những hoạt động thiết thực nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Hoạt động trên cũng là nội dung nằm trong chuỗi các hoạt động kích cầu du lịch tỉnh Quảng Ninh.

Các hoạt động cũng nhằm tôn vinh, quảng bá, truyền thông về sản phẩm trà hoa vàng và các sản phẩm đặc hữu của vùng đất ba chẽ với nguồn tài nguyên vô tận. huyện ba chẽ phấn đấu đến năm 2025 phát triển thêm 800 ha dược liệu (ba kích 384 ha, trà hoa vàng 189 ha, dược liệu khác 227 ha) theo hướng tuân thủ nguyên tắc, tiêu chuẩn gacp –who, gắn liền với chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm để bảo vệ quyền lợi của người trồng dược liệu, phát triển sản phẩm ocop (nhất là trà hoa vàng và ba kích), xây dựng trà hoa vàng trở thành sản phẩm ocop cấp quốc gia; đưa huyện ba chẽ trở thành vùng sản xuất kinh doanh dược liệu trọng điểm của tỉnh quảng ninh.

Quảng Ninh xây dựng trà hoa vàng trở thành sản phẩm OCOP cấp Quốc gia - 1Rực rỡ lễ hội trà hoa vàng ở Quảng Ninh. (Ảnh : Vietnamnet)

Đồng thời, thông qua các hoạt động trên, huyện ba chẽ nhằm khẳng định và giới thiệu giá trị về mặt lịch sử, văn hóa và tâm linh của di tích lịch sử cấp quốc gia miếu ông - miếu bà, đồng thời quảng bá tiềm năng du lịch thông qua đặc trưng văn hóa và nét đẹp trong trang phục, nghi lễ, tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa của các dân tộc huyện ba chẽ như một lời chào, mời gọi các nhà đầu tư và du khách hãy đến với ba chẽ - một vùng đất với khát vọng đi lên đầy hứa hẹn.

Ngoài ra, các hoạt động này cũng phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc tại huyện Ba Chẽ, trong đó thực hiện phục dựng lại Lễ hội Bàn Vương, một nghi lễ quan trọng của người dân tộc Dao, được tổ chức để tưởng nhớ đến công ơn của ông tổ sinh ra người Dao. Việc tổ chức Lễ hội là một phần trong thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Dao tại thôn Sơn Hải (xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ) gắn với phát triển du lịch cộng đồng” được phê duyệt tại Quyết định số 3857 của UBND tỉnh Quảng Ninh.

Hoạt động trên còn là cầu nối giao lưu, gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm giữa nghệ nhân dân gian trong và ngoài huyện. Những năm gần đây, người dân Ba Chẽ thường thu hái lá, nụ và hoa trà để dùng giúp tăng cường sức khoẻ hoặc bán ra thị trường với giá cao, khoảng 15 triệu đồng/kg hoa khô.

Tổng diện tích trồng trà hoa vàng trên địa phận huyện hiện nay là 200 ha; trong đó diện tích đang cho thu hoạch 100 ha. tổng lượng hoa trà hoa vàng được thu hoạch bình quân hàng năm từ 3,0-3,5 tấn.

Huyện ba chẽ phấn đấu đến năm 2025 phát triển thêm 800 ha dược liệu (ba kích 384 ha, trà hòa vàng 189 ha, dược liệu khác 227 ha) theo hướng tuân thủ nguyên tắc, tiêu chuẩn gacp –who, gắn liền với chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm để bảo vệ quyền lợi của người trồng dược liệu, phát triển sản phẩm ocop (nhất là trà hoa vàng và ba kích), xây dựng trà hoa vàng trở thành sản phẩm ocop cấp quốc gia; đưa huyện ba chẽ trở thành vùng sản xuất kinh doanh dược liệu trọng điểm của tỉnh quảng ninh.

Nguyễn Huệ

Mạng Y Tế
Nguồn: VTC (https://vtc.vn/quang-ninh-xay-dung-tra-hoa-vang-tro-thanh-san-pham-ocop-cap-quoc-gia-ar583363.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY