Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Quên ống sonde trong cơ thể suốt 9 năm, cụ bà bị sỏi bám to bằng quả trứng

Một cụ bà để “quên” ống sonde JJ trong niệu quản suốt 9 năm. Sau khi nhập viện, mới tá hỏa khi các bác sĩ lấy ra viên sỏi to bằng quả trứng.

Theo người nhà cho biết, bà h. được tán sỏi trái qua nội soi và đặt sonde jj cách đây 9 năm tại một bệnh viện ở tphcm. tuy nhiên sau đó, bà h. đã không trở lại bệnh viện tái khám để rút thông jj theo lời hẹn của bác sĩ, rồi để “quên” ống thông từ đó đến nay.

Những năm gần đây, bà cụ thường xuyên đau hạ vị, tiểu gắt và có tiền sử 6 năm đái tháo đường týp 2.

Tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ đã tiến hành chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu và phát hiện, vẫn còn sonde jj trái bị đứt đoạn ở vị trí bàng quang tạo thành sỏi to bàng quang kích thước lớn #52x34mm, phần đầu trên ống thông có sỏi nhỏ bám.

Trước trường hợp trên, ekip bệnh viện đã tiến hành phẫu thuật lấy thành công viên sỏi bàng quang kích thước 5x4x5cm có đầu sonde jj nằm bên trong. sau 60 phút thực hiện, các bác sĩ đã rút thành công sonde jj “quên lãng” gần 10 năm trong cơ thể bà cụ.

'Quên' ống sonde trong cơ thể suốt 9 năm, cụ bà bị sỏi bám to bằng quả trứng - ảnh 2Sỏi to bằng quả trứng và sonde JJ bị "quên lãng" gần 10 năm trong cơ thể bà cụ được các bác sĩ lấy ra - Ảnh: Kim Hà.

Hiện tại, bệnh nhân đang dần hồi phục, tiếp xúc tốt, vết mổ khô, sinh tồn ổn định.

Theo bác sĩ ck2 nguyễn phước lộc – trưởng khoa ngoại thận – tiết niệu, ngày nay sonde jj được sử dụng ngày càng rộng rãi để dẫn lưu niệu quản trong nhiều trường hợp sau mổ sỏi đường tiết niệu, tán sỏi thận qua da, sau tán sỏi niệu quản qua nội soi.... tuy nhiên thời gian rút sonde do bác sĩ chỉ định và thời gian lưu trong niệu quản tùy theo loại và thường chỉ lưu được tối đa là 3 - 6 tháng hoặc 1 năm.

Nếu ống thông bị “bỏ quên” trong cơ thể bệnh nhân nhiều năm, bệnh có thể bị tạo sỏi do quá trình lắng đọng. Thậm chí, còn gây biến chứng đứt gãy sonde, viêm nhiễm đường tiết niệu.

Bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân khi được điều trị ở bệnh viện cần chú ý tuân thủ lời dặn của bác sĩ và tái khám đúng hẹn, không nên chủ quan với sức khỏe của bản thân nhằm tránh các biến chứng đường tiết niệu do để ống thông quá lâu.

Sau bữa trưa ăn nhầm nấm kịch độc, cả nhà 4 người nhập viện cấp cứu

Sau ăn khoảng 12 tiếng, cả 4 người xuất hiện dấu hiệu nôn, đau bụng, chóng mặt, tiêu chảy nhiều lần, liên tục như nước. Gia đình đưa cả 4 nạn nhân đi cấp cứu tại Bệnh viện huyện Quỳnh Nhai, Sơn La. 2/4 nạn nhân do tình trạng nặng đã phải chuyển xuống Trung tâm Chống độc Bạch Mai - Hà Nội.

Người đàn ông Hải Dương mắc COVID-19 rất nguy kịch hiện ra sao?

Tại Bệnh viện dã chiến số 2 đặt tại Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, BN2332 (60 tuổi) từng rơi vào tình trạng nguy kịch, tiên lượng xấu, nay đã cho kết quả âm tính lần 2 với virus SARS-CoV-2.

Tin 'đặc biệt' về gần 8.000 người liên quan đến dịch COVID-19 ở Việt Nam

Theo Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch hiện đang cách ly là 51.572 người, giảm gần 8.000 người so với ngày hôm qua.

Việt Nam cảnh giác cúm A/H5N8 lây từ gà sang người

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong bản thông cáo báo chí "Đề cao cảnh giác với cúm A/H5N8" vừa phát đi cho hay Nga đã ghi nhận 7 công nhân ở trang trại nuôi gà nhiễm virus cúm này.

Kim Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/quen-ong-sonde-trong-co-the-suot-9-nam-cu-ba-bi-soi-bam-to-bang-qua-trung-1801681.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Người mắc bệnh sỏi thận dùng kim tiền thảo là sự lựa chọn sáng suốt và an toàn. Dưới đây là 3 bài Thuốc quý từ loại cây này.
  • Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt là bệnh lý lành tính và tăng theo tuổi, Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng nhiều. đây là nguyên nhân hàng đầu gây triệu chứng rối loạn đi tiểu ở nam giới trên 50 tuổi.
  • Loãng xương là một trong những bệnh lý thường gặp, đặc biệt là ở người có tuổi, là một trong những nguyên nhân làm giảm chất lượng sống...
  • Sỏi bàng quang gặp ở mọi lứa tuổi nhưng với người cao tuổi (NCT) tỉ lệ chiếm cao hơn. Sỏi bàng quang nếu không chữa trị có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm.
  • Sỏi bàng quang là một khối bao gồm các chất hóa học khác nhau được hình thành từ thận, niệu quản hay tạo ra ngay ở bàng quang.
  • Sỏi bàng quang là một khối bao gồm các chất hóa học khác nhau được hình thành từ thận, niệu quản hay tạo ra ngay ở bàng quang.
  • Sỏi bàng quang là một bệnh lý của sỏi đường tiết niệu, ngoài những đặc điểm chung của sỏi ở hệ tiết niệu còn có những đặc điểm riêng.
  • Chào Mangyte, Tôi bị sỏi thận, đã đi chụp UIV rồi nhưng BS yêu cầu chụp UPR (chụp bể thận niệu quản ngược dòng) nữa. Tại sao tôi phải chụp thêm cái này? Tôi có hỏi mấy người đi khám chung thì có người phải chụp, có người không cần. Và chi phí chụp UPR là bao nhiêu? Cảm ơn Mangyte! (Thúy Liễu - quận Gò Vấp, TPHCM)
  • Tôi thỉnh thoảng nhói đau vùng bụng bên phải thẳng từ lỗ rốn sang, thậm chí nhiều lúc nhói đau kéo dài đến 5s. Việc tiểu tiện cũng bất thường: đi tiểu nhiều, nhất là ban đêm, mà lại còn bị tiểu dắt nữa. Tôi xem trên Khám bệnh Online thì thấy có trường hợp tương tự như tôi, BS của Mangyte khuyên đi khám xem có phải sỏi bàng quang hay không. Xin hỏi tôi cần phải làm những xét nghiệm gì, chi phí ra sao? Xin cảm ơn! (Tấn Đạt - nguyentan…@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Em mới có chỉ định tán sỏi nội soi, không biết là chi phí thế nào, thời gian nằm viện bao lâu? Bởi vì em là sinh viên năm cuối, đang ôn thi nên sợ ảnh hưởng đến kết quả học tập. Nhờ Mangyte cho em lời khuyên. (T. Thành - Q. Thủ Đức, TPHCM)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY