Ngày 3/8, các bác sĩ khoa ngoại, trung tâm y tế huyện lâm thao chẩn đoán bệnh nhân bị sỏi bàng quang và phẫu thuật lấy sỏi.
Thông thường, sỏi bàng quang nhỏ có thể xử trí bằng cách tán ngoài cơ thể, bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh. với bệnh nhân này, kích thước viên sỏi quá lớn, bác sĩ phải mổ hở.
Sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân ổn định hơn song vẫn cần theo dõi tại viện.
Ba viên sỏi trong bàng quang bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Sỏi thận diễn biến âm thầm, người bệnh có thể không nhận ra cho tới khi đi khám. Nếu không được phát hiện kịp thời, có thể dẫn tới biến chứng suy thận.
Triệu chứng thường gặp là đau lưng, đau vùng mạn sườn, có thể lan ra phía bụng dưới, mạn sườn và bắp đùi. Đau khi đi tiểu, thậm chí đau buốt, tiểu ra máu, tiểu rắt, tiểu són. Cảm giác buồn nôn và nôn hoặc sốt, ớn lạnh.
Để phòng ngừa sỏi bàng quang, người dân cần uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày, tránh nhịn tiểu làm ứ đọng nước tiểu lâu ngày. Vận động đều đặn như tập thể dục, đi bộ, bơi..., tránh ngồi hoặc nằm một chỗ thời gian kéo dài. Duy trì chế độ sinh hoạt phù hợp, tránh ăn thức ăn nhiều canxi, giảm sự tích tụ hình thành sỏi.
Sau mổ, kiểm tra định kỳ 3 đến 6 tháng một lần để tầm soát, phát hiện sớm sỏi mới.
Khi có những dấu hiệu như đau bụng, tiểu khó, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, ra máu hoặc nước tiểu sậm... nên đến bệnh viện để được chẩn đoán, phẫu thuật kịp thời, tránh biến chứng lâu dài.