Bài thuốc dân gian hôm nay

Chữa sỏi thận bằng Đông y

Sỏi đường tiết niệu nói chung, sỏi thận nói riêng là một bệnh phổ biến ở nước ta. Các điều kiện thuận lợi cho việc hình thành sỏi tiết niệu là uống ít nước, ứ trệ nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, thay đổi độ pH nước tiểu. Những viên sỏi nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu.
Sỏi đường tiết niệu nói chung, sỏi thận nói riêng là một bệnh phổ biến ở nước ta. Các điều kiện thuận lợi cho việc hình thành sỏi tiết niệu là uống ít nước, ứ trệ nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, thay đổi độ pH nước tiểu. Những viên sỏi nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu. Những viên sỏi to nằm lại trong đài bể thận hoặc trong bể thận rồi phát triển to dần choán hết đài bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm hủy hoại thận và các chức năng của cơ quan này. Bệnh có đặc điểm chung là thường có biến chứng nhiễm khuẩn, dẫn đến suy thận mạn tính rất nguy hiểm.

Tùy theo thành phần hóa học, người ta thấy loại sỏi có calci (calci phosphat, calci oxalat, loại hỗn hợp cả oxalat và phosphat) và sỏi không có calci như acid uric, systin... Tùy theo vị trí của sỏi có sỏi thận (đài, bể thận), sỏi niệu quản và sỏi bàng quang. Dù loại sỏi nào thì sự hình thành sỏi thận cũng theo 3 giai đoạn: tạo nhân, dính các phân tử vào thượng bì đường niệu và lắng đọng, to dần thành sỏi. Các điều kiện thuận lợi cho việc hình thành sỏi tiết niệu là uống ít nước, ứ trệ nước tiểu, calci niệu tăng, citrat niệu thấp, pH niệu mất bình thường và nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Người bị sỏi tiết niệu có một hoặc nhiều triệu chứng sau đây: đau, tức, nặng vùng thắt lưng, cơn đau quặn thận; đái ra máu, đái buốt, đái rắt, đái đục; có thể sốt và nếu để lâu, có thể có các biểu hiện của ứ nước, ứ mủ ở thận, đái ít, vô niệu hoặc suy thận cấp hay mạn tính. Chẩn đoán xác định sỏi tiết niệu chủ yếu dựa vào siêu âm hoặc chụp Xquang.

Theo Đông y, bệnh sỏi tiết niệu được gọi là thạch lâm, nguyên nhân hoặc do ngày thường ăn nhiều thức ăn cay nóng, hóa sinh thấp nhiệt, uất kết lâu ngày rồi dồn xuống bàng quang làm cho khí hóa trở trệ không thông; hoặc do phòng sự quá độ, thận âm hao tổn, âm hư hỏa động ảnh hưởng đến tác dụng khí hóa của bàng quang, làm cho tạp chất của nước tiểu kết lại mà thành sỏi.

Với Tây y, sỏi thận có thể được chữa bằng nội khoa, cơ bản là giảm đau, chống nhiễm khuẩn, điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động hợp lý. Nhưng ngày nay sỏi tiết niệu chủ yếu được chữa bằng ngoại khoa với phương pháp khá hiệu quả là tán sỏi hoặc phẫu thuật lấy sỏi. Tuy nhiên, nhược điểm của các phương pháp này là không chữa được tận gốc nên sỏi lại tái phát.

chữa sỏi thận bằng đông y">chữa sỏi thận bằng đông y

Trong Đông y, tùy thể bệnh thấp nhiệt hay thận hư mà có các phương Thu*c khác nhau.

Thể thấp nhiệt: Bệnh nhân có biểu hiện người trì trệ, nước tiểu vàng hoặc đỏ, đái đục có cặn, có sỏi, đau, nặng, tức vùng thắt lưng.

Thể này dùng phép thanh nhiệt hóa kiên làm chủ đạo. Các bài Thu*c thường dùng là:

Bài 1: Kim tiền thảo 30g, quả dành dành 20g, vỏ núc nác 16g, hoa, lá mã đề 20g, xương bồ 8g, mộc thông 12g, tỳ giải 30g, cam thảo đất 16g, ý dĩ nhân 20g, quế chi 4g.

Cách dùng: Nếu tươi, tất cả rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ; nếu đã khô thì để nguyên, cho vào ấm đất với 4 bát nước, đun nhỏ lửa, còn 2 bát, chắt ra, cho nước sắc tiếp, mỗi lần lấy 1,5 bát, trộn chung cả 3 lần, chia uống nhiều lần trong ngày. Uống liên tục 2-3 tháng.

Bài 2: Mộc thông 12g, biển súc 12g, sa tiền tử 12g, hoạt thạch 12g, cù mạch 12g, sơn chi tử 12g, đại hoàng 8g, cam thảo 6g.

Cách dùng như trên.

Thể thận hư: Ngoài các dấu hiệu nước tiểu vàng hoặc đỏ, đái đục có cặn, có sỏi, còn có biểu hiện người mệt mỏi, đau lưng, mỏi gối, ù tai, trì trệ, ngại vận động, có thể có di tinh, mộng tinh ở nam, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ... Phương Thu*c thường dùng là:

Bài Thu*c: Tơ hồng (sao vàng) 30g, tỳ giải 30g, thổ phục linh 20g, mã đề 16g, hoài sơn (sao vàng) 30g, liên nhục 20g, thạch vĩ 12g, quy bản 10g.

Cách dùng như trên.

Trong nhân dân, người ta còn dùng kim tiền thảo hoặc hạt chuối hột sắc uống hằng ngày thay nước chè, nhiều khi cũng có tác dụng tốt.

Điều quan trọng là để đề phòng tái phát, bệnh nhân cần uống nhiều nước (1,5-2 lít/ngày), ăn nhiều rau, hoa quả tươi, tập thể dục đều đặn, tránh dùng các loại thức ăn, Thu*c uống gây lắng đọng calci, tránh dùng sulfamid và khi có triệu chứng đau lưng, đái buốt, đái dắt... cần đi khám sớm tại các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-chua-soi-than-bang-dong-y-15708.html)

Tin cùng nội dung

  • Do thay đổi S*nh l*, nội tiết thai phụ khó ăn, nôn mửa, sức đề kháng giảm nên dễ bị đau dạ dày.
  • Do chủ quan mà rất nhiều người không chú ý đến bệnh đau dạ dày của mình, đến khi cảm thấy khó chịu, đau đớn mới đi khám thì bệnh trở nên trầm trọng, khó cứu vãn.
  • Tôi thỉnh thoảng nhói đau vùng bụng bên phải thẳng từ lỗ rốn sang, thậm chí nhiều lúc nhói đau kéo dài đến 5s. Việc tiểu tiện cũng bất thường: đi tiểu nhiều, nhất là ban đêm, mà lại còn bị tiểu dắt nữa. Tôi xem trên Khám bệnh Online thì thấy có trường hợp tương tự như tôi, BS của Mangyte khuyên đi khám xem có phải sỏi bàng quang hay không. Xin hỏi tôi cần phải làm những xét nghiệm gì, chi phí ra sao? Xin cảm ơn! (Tấn Đạt - nguyentan…@gmail.com)
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Theo Đông y, cây bông hạc có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính và mạn tính; Viêm bàng quang; Sỏi tiết niệu...
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống,... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um...
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY