Tâm linh hôm nay

Quy luật cơ bản của vũ trụ vạn vật - nguyên lý thay thế

Trong vũ trụ có một nguyên lý rất cơ bản, rất phổ biến nhưng đại đa số mọi người ít nghe nói tới và cũng chưa hiểu hết tầm quan trọng của nó. Đó là nguyên lý thay thế (principle of replacement).

Nguyên lý thay thế thể hiện như thế nào trong cuộc sống?

Trước hết là ngôn ngữ: Ngôn ngữ của một dân tộc bao gồm âm thanh và chữ viết. Có những dân tộc chưa phát triển, trong thời kỳ cổ xưa có thể có tiếng nói mà chưa có chữ viết. Có những bộ lạc sống trong rừng sâu, núi cao, ngay thời hiện đại cũng chỉ có tiếng nói mà không có chữ viết.

Tiếng nói có thể là đơn âm hay đa âm dùng để diễn tả một sự vật, một khái niệm. Ví dụ quả núi, con sông, con trâu, con cọp, mặt trời, mặt trăng, ngày, tháng, năm. Tiếng nói đó có thể được ghi chép bằng văn tự ban đầu là văn tự tượng hình về sau phát triển thành văn tự phát âm.

Tiếng nói và chữ viết dùng để thay thế cho một khái niệm mà con người muốn diễn tả cho người khác biết. ví dụ:

Diễn tả quả núi: phát âm /shan/ sơn/ vẽ hình Son copy giản lược thành ký hiệu 山

Diễn tả đứa con trai: phát âm /zi/ tử/ vẽ hình Tu-con copy giản lược thành ký hiệu 子

Để diễn tả những khái niệm trừu tượng thì cần cả một quá trình.

Diễn tả năm (thời gian) ban đầu là cây lúa trĩu hạt phát âm /nian/niệm, niên/ Giản lược hóa thành nien-copy cuối cùng giản lược thành ký hiệu 年 chữ này xưa có nghĩa được mùa âm /niệm/ nay nghĩa là năm âm /niên/

Lai lịch chữ niện

Ban đầu là vẽ hình cây lúa chín trĩu hạt, rồi giản lược hóa thành chữ niên ngày nay. Ngày xưa mỗi năm chỉ làm một vụ lúa mùa, mỗi mùa lúa là một năm. Từ đó hình thành khái niệm thời gian một năm.

Như vậy tiếng nói và chữ viết là để thay thế cho những khái niệm mà con người muốn diễn tả. âm thanh /niên/ và chữ viết 年 vốn không có ý nghĩa gì cả, bây giờ được thay thế bằng khái niệm có ý nghĩa. như thế là con người đã gán ghép ý nghĩa cho từ ngữ.

Lịch sử chữ niên

Cùng một khái niệm là niên, mỗi dân tộc dùng âm thanh và chữ viết khác nhau để diễn tả. Ví dụ người Anh dùng chữ /year/, người Pháp dùng chữ /année/.

Kế tiếp là tin học: Nguyên lý thay thế được ứng dụng một cách toàn diện trong tin học. Tin học chỉ sử dụng hai con số cơ bản nhất là 0 và 1 gọi là hệ nhị phân (binary system) để đếm số. Số 0 thay thế cho mạch điện hở (không có dòng điện), số 1 thay thế cho mạch điện kín (có dòng điện). 0 và 1 có thể tạo ra vô lượng vô biên con số khác nhau. Mỗi con số được thay thế bằng một khái niệm.

Có đủ loại khái niệm: Chữ viết La tinh, chữ viết tượng hình (ví dụ Hán ngữ), chữ viết Ả rập, Miên, Lào, Thái, Hàn, Nhật…Chữ số Ả rập. Màu sắc với hàng triệu màu khác nhau. Ánh sáng đủ loại cường độ. Âm thanh đủ mọi cung bậc. Hình thể: vuông, tròn, cong, gãy, méo…đủ loại, đủ kích cỡ. Tất cả mọi khái niệm đều có thể dùng một con số để biểu diễn, để thay thế.

Tuy nhiên tin học hiện nay chưa diễn tả được các khái niệm về cảm giác của mũi, lưỡi, thân thể tiếp xúc. Thế nghĩa là trong 6 giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) tin học chỉ mới diễn tả được các khái niệm của 3 giác quan (mắt, tai, ý) mà chưa diễn tả được cảm giác của 3 giác quan còn lại (mũi, lưỡi, thân).

Ví dụ khi chúng ta ăn một món ngon, cảm giác của lưỡi nếm thế nào thì chưa có cách diễn tả chính xác. Hay khi nam nữ tiếp xúc giao cấu, cảm giác sướng khoái như thế nào thì tin học chưa diễn tả được.

Còn các khái niệm của mắt, tai, ý thì tin học có đủ khả năng diễn tả. khi lưu trữ dữ liệu thì dùng dạng số (digital). còn khi hiển thị thì mỗi con số được thay thế chính xác bằng các khái niệm tương ứng khiến cho chúng ta nhìn thấy trên màn hình chữ viết, hình ảnh, video; và nghe từ loa tất cả mọi thứ âm thanh, âm nhạc.

Tóm lại toàn bộ những gì ta thấy trên màn hình máy tính và nghe từ hệ thống loa đều dựa vào nguyên lý thay thế. những con số sẽ được thay thế bằng khái niệm tương ứng. ví dụ:

Kí tự ASCII in được

Các ký tự ta nhìn thấy ở cột cuối cùng là hình ảnh thay thế cho những con số nhị phân trong dữ liệu nằm trong bộ nhớ, các con số nhị phân lại tương ứng với vô số mạch điện đóng (số 1) hay ngắt (số 0) nằm trong máy.

Khi máy vi tính hoạt động, dữ liệu có thể được tạo ra từ bàn phím, từ micro, hay từ camera và nằm trong bộ nhớ hoạt động (RAM), khi được lưu (save) chúng sẽ được lưu lâu dài trong các loại bộ nhớ lưu trữ như đĩa cứng, USB, thẻ nhớ, dưới dạng các loại files: văn bản (document *.doc hay *.docx, *txt); hình ảnh (pictures *.jpg, *.png); âm thanh (sound, music *mp3, *.wav, *.wma); video (*mp4, *wmv, *.flv) v.v…

Trong máy, dữ liệu (data) là sự bố trí các mạch điện theo kiểu đóng, ngắt mạch. Khi lưu trữ, dữ liệu là hệ thống số nhị phân. Còn trên màn hình thì dữ liệu được hiển thị thành kí tự, thành hình ảnh, âm thanh hay video theo nguyên lý thay thế. Việc gán ghép con số nào sẽ hiển thị thành kí tự gì hay khái niệm nào về màu sắc, âm thanh, ánh sáng gì là do qui ước tùy tiện, người ta thống nhất với nhau như vậy chứ không phải là một sự ràng buộc tự nhiên nào cả.

Con chip vi xử lý (processor) mỗi giây có thể thay đổi hàng tỉ lần để thay đổi mạch điện tùy theo người điều khiển là chúng ta muốn hiển thị cái gì. Ví dụ một trang văn bản của chúng ta thể hiện bằng Word trên màn hình có 300 chữ tương ứng với 1500 kí tự con và 3000 khoảng trống. Thì trong máy các mạch điện sẽ được bố trí thành một ma trận có 4500 con số nhị phân tương ứng.

Ngược lại, chúng ta thay đổi nội dung trên màn hình thì trong máy các mạch điện cũng thay đổi tương ứng. Ngoài ra còn có những ứng dụng (application) tạo sự thuận lợi cho việc đánh văn bản (ví dụ Word). Do đó một văn bản dạng word như bài viết này có 3601 chữ cần tới một dung lượng thực tế vào khoảng 214.5KB tức khoảng 219.600 (1KB = 1024 byte) con số nhị phân để biểu diễn, và cái chúng ta thấy là chữ viết và hình ảnh (chưa kể video). Chữ viết và hình ảnh đã thay thế cho 219.600 con số nhị phân theo các bảng qui ước về kỹ thuật.

Sự việc càng phức tạp hơn và cần nhiều dung lượng hơn đối với một Video clip có hình ảnh chuyển động và âm thanh. Chẳng hạn bài hát sau đây: https://www.youtube.com/watch?v=OPhM0J9pmrI

Bài hát trên dạng mp4 với hình ảnh có độ phân giải là 480×360 pixels có dung lượng là hơn 30MB tức là cần hơn 30 triệu con số nhị phân để biểu diễn.

Để xử lý một dung lượng lớn như vậy, con chip xử lý phải có tốc độ rất nhanh. Computer bình thường hiện nay có con chip cũng là 2 nhân (lõi) mỗi lõi có tốc độ từng lõi cỡ 3GHz tức là thay đổi 3 tỉ lần mỗi giây đồng hồ.

30 triệu con số nhị phân chẳng có ý nghĩa gì được thay thế bằng 30 triệu chi tiết khái niệm quen thuộc và kết quả là chúng ta thấy trên màn hình, hình ảnh xứ sở thần tiên và nghe giọng hát của nữ Ca sĩ Hoàng Oanh hát bài Thiên Thai của Văn Cao.

Sự thay thế có tính chất tùy tiện, nghĩa là chúng ta có thể thay thế cái file video đó bằng bất cứ nhóm chữ nào cũng được. Ví dụ: https://www.youtube.com/watch?v=OPhM0J9pmrI (Bấm vào đường dẫn trên vẫn mở ra bài Thiên Thai do Hoàng Oanh hát).

Như vậy trong cuộc sống đời thường, tập quán, thói quen sẽ quyết định những gì mà chúng ta cảm nhận. Cấu trúc vật chất vốn là ảo và không có đặc tính gì cả, tập quán, tập khí sẽ quyết định chúng ta sẽ cảm nhận được cái gì. Ví dụ, hãy xem hình dưới đây:

Bạn thấy cô gái hay mụ phù thủy?

Nếu đầu óc chúng ta quen với hình ảnh cô gái trẻ thì sẽ thấy đó là cô gái. Còn nếu chúng ta từng thấy hình ảnh mụ phù thủy thì có thể thấy đó là mụ phù thủy. Còn nếu trong đầu có dữ liệu của cả hai thì sẽ thấy cả hai.

Cho đến cuộc sống đời thường trên thế gian

Trong cuộc sống đời thường của nhân loại, nguyên lý thay thế cũng đóng một vai trò hết sức to lớn. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tâm như họa công sư, họa chủng chủng ngũ ấm. Nhất thiết thế giới trung, vô pháp nhi bất tạo… Nhất thiết pháp vô tự tính”. Dịch: "Tâm như họa sư khéo tay, vẽ đủ thứ ngũ ấm. Trong tất cả thế giới, không pháp gì mà không tạo ra được…Tất cả các pháp đều không có tự tính".

Tất cả các pháp đều không có tự tính có nghĩa là các hạt cơ bản của mô hình chuẩn Vật lý hạt (hiện nay bao gồm 18 hạt gồm 6 quarks, 6 leptons, 5 forces trong đó có hạt graviton mới khám phá năm 2016 và 1 hạt higgs tạo ra khối lượng) cũng đều không có tự tính, nghĩa là không có đặc tính, đặc trưng gì cả.

Cuộc tranh cãi về khoa học lớn nhất thế kỷ 20 giữa Niels Bohr và Albert Einstein từ năm 1935 cuối cùng đã đi đến kết thúc vào năm 1982 sau khi cả hai ông đều đã qua đời (Einstein mất năm 1955, Bohr mất năm 1962).

Tranh luận giữa Bohr và Einstein về Cơ học lượng tử: https://www.youtube.com/watch?v=E9RYW5_TGk0

Năm 1982, tại Paris, Alain Aspect đã làm cuộc thí nghiệm về liên kết lượng tử (quantum entanglement), cho một hạt photon xuất hiện đồng thời ở hai vị trí khác nhau, bằng chiếc máy do John Clauser, người Mỹ sáng chế. Ông đã áp dụng bất đẳng thức của John Bell, chứng minh được rằng liên kết lượng tử là có thật, các đặc trưng của hạt photon như vị trí, khối lượng, điện tích, số spin, không có sẵn. Chúng chỉ xuất hiện khi có người quan sát, khảo sát, đo đạc.

Điều đó cũng có nghĩa là chính người khảo sát đã gán ghép khái niệm của mình cho hạt photon hoặc hạt electron cũng như tất cả các hạt cơ bản khác của vật chất, kể cả nguyên tử và phân tử. Đó là ý nghĩa triết học và khoa học vô cùng cơ bản, vô cùng quan trọng, vô cùng phổ biến của nguyên lý thay thế (principle of replacement) mà con người không hề hay biết.

Cuộc thí nghiệm cũng chứng tỏ sự sai lầm hết sức cơ bản của Einstein và chủ nghĩa duy vật. Bởi vì thực ra vật chất không có thật, vật chất chỉ là cảm giác, khái niệm, tưởng tượng của Tâm mà thôi. Tâm tưởng tượng ra các đặc tính đặc trưng rồi gán ghép cho vật theo nguyên lý thay thế.

Vật do tâm phóng hiện rồi tâm lại tương tác với vật theo mối quan hệ chủ thể – đối tượng. Sự thật chỉ có dòng điện tín hiệu chạy trong bộ não thông qua tiền ngũ thức, tức 5 giác quan đầu của lục căn bao gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể. Video sau mô tả rõ.

Vạn Pháp Duy Thức: https://www.youtube.com/watch?v=kIAyKblFluM

Vật từ trong tâm hay nói cụ thể hơn từ trong bộ não phóng hiện ra không gian 3 chiều như thế nào? Cơ chế phóng hiện này giống như sự xuất hiện của toàn ảnh. Video sau đây mô tả về sự xuất hiện của toàn ảnh tức là một ảnh ảo, xuất hiện ở nơi nó không hiện hữu.

Universe 3 – Nguyên Lý Toàn Ảnh – Ảo Ảnh Xuất Hiện Cách Nào: https://www.youtube.com/watch?v=Nq1CGLSER_w

Chúng ta ở bên ngoài nhìn vào thì biết rằng đó là ảo ảnh không có thật. Chẳng hạn chúng ta là khán giả xem truyền hình chương trình món ngon mỗi ngày. Chúng ta thấy thức ăn rất ngon nhưng chúng ta không thể ăn được, cũng không thể sờ mó hay ngửi thấy mùi thơm của thức ăn.

Bì cuốn chay – Thanh Vũ – Minh Châu: https://www.youtube.com/watch?v=bWAPD9YhDJI

Nhưng người trong cuộc (Thanh Vũ và Minh Châu) thì hoàn toàn có thể sờ mó ngửi nếm món ăn.

Đó là một quy tắc mà chúng ta cần nắm. Đối với toàn ảnh, người ở ngoài nhìn vào thì biết đó là giả, là ảo, nhưng người trong cuộc thì thấy hoàn toàn là thật.

Kết luận

Tương tự như trong tin học, cuộc sống thế gian cũng giống như vậy, hoàn toàn do nguyên lý thay thế thống trị. Chúng ta đang sống trong cảnh giới đó thì thấy mọi thứ trong đó hoàn toàn là thật. Nhưng đối với các bậc giác ngộ đã tỉnh giấc chiêm bao mới biết không có gì là thật. Tất cả chỉ là do Tâm tưởng tượng ra theo nguyên lý thay thế mà thôi.

Nhân loại cần phải hiểu rõ ý nghĩa khoa học và triết học của cuộc tranh luận giữa Niels Bohr và Albert Einstein. Phải biết lúc nào có thể tạm theo Einstein và lúc nào phải theo Bohr để tránh những cuộc chiến tranh ngu xuẩn, giảm bớt lòng tham lam tiền bạc, vật chất, danh vọng phù du và sống một cuộc sống an lành, không có quá nhiều thiên tai, nhân họa.

Năm 1996, thầy Duy Lực đã đầu tư thiết lập tại Bình Thủy một phòng máy vi tính đầu tiên của địa phương này và tiến hành giảng dạy cho một số em học sinh của Trường Tiểu học Bình Thủy (thuộc quận Bình Thủy, Tp.Cần Thơ), để các em có khái niệm về tin học. Tại sao một nhà tu hành, một tu sĩ Phật giáo lại muốn các em nhỏ làm quen với khái niệm tin học? Bởi vì giữa tin học và cuộc sống đời thường là rất giống nhau ở cơ chế hoạt động cũng như ở nguyên lý thay thế này.

Tin học đã mô phỏng theo hoạt động của bộ não người để chế tạo ra chiếc máy vi tính kỳ diệu. Thế giới đời thường hay thế gian cũng rất giống thế giới ảo của máy vi tính, chỉ cao cấp hơn mà thôi, còn sự hoạt động và nguyên lý thay thế thì chỉ là một mà thôi.

Chúng tôi đã dạy cho các em cách thay thế một nhóm các ký tự này bằng những ký tự khác quen thuộc hơn. Ví dụ thay số nhị phân bằng số thập phân, thay những nhóm ký tự vô nghĩa bằng những chữ quen thuộc. Chẳng hạn:

1000001 thay bằng 65 và thay bằng chữ A (theo bảng qui ước ký tự Ascii) thay bằng https://www.youtube.com/watch?v=g3dhy6-_mpM

Chấp trước là pháp thế gian: Thọ, Tưởng, Hành, Thức: https://www.youtube.com/watch?v=g3dhy6-_mpM

Nhưng thực tế lúc đó chúng tôi cũng chưa hiểu hết ý nghĩa triết học vô cùng quan trọng của nguyên lý thay thế và các em nhỏ cũng không thể nào hiểu nổi nguyên lý này hoạt động trong đời thường như thế nào.

Giữa tin học và Duy Thức Học Phật giáo là rất giống nhau, có thể tóm tắt trong bảng sau:

Hiểu được cơ chế hoạt động của nguyên lý thay thế trong tin học và trong đời thường là điều mà tất cả mọi người chúng ta cần biết để không còn bị mê hoặc, lầm lẫn đáng tiếc.

Chẳng hạn nhà văn Lỗ Tấn phê phán Nho giáo là “học thuyết ăn thịt người”. Người trí ắt hiểu ngay chính Lỗ Tấn là người gán ghép đặc tính “ăn thịt người” cho Nho giáo chứ không phải Nho giáo tự có đặc tính đó. Như vậy không cần phải nhọc sức tranh luận vô ích. Điều đó cũng giống như chúng ta gán ghép mọi đặc tính tưởng tượng của vũ trụ vạn vật vào cái Vật tự thể (Das ding an sich = The thing in itself) hay tánh Không của vạn pháp mà thôi.

Cư sĩ Truyền Bình

Truyền Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/quy-luat-co-ban-cua-vu-tru-van-vat--nguyen-ly-thay-the-d24480.html)

Chủ đề liên quan:

cơ bản Quy luật thay thế vũ trụ

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY