Trong một buổi biểu diễn hài kịch tại Laugh Factory, Los Angeles vào năm 2012, Daniel Tosh - một nghệ sĩ hài kịch tình huống liên tục nói về những lời đùa cợt về xâm hại T*nh d*c, "nó rất thú vị, hài hước mà". Một khán giả - từng là nạn nhân của xâm hại đứng dậy lên tiếng: "Không, rape jokes không có gì buồn cười hết cả".
Daniel tosh dừng mất vài giây rồi vẫn tiếp tục trò đùa cợt vô duyên của mình, thậm chí là chĩa mũi dùi vào cô gái vừa đứng lên kia bằng những lời lẽ không thể nào tồi tệ và tổn thương hơn. cả khán phòng im lặng, nhiều người rời đi trong khinh bỉ.
Câu chuyện của năm 2012 ấy vẫn có thể tìm thấy đâu đó trong năm 2020. tại nước mỹ, cứ mỗi 2 phút lại có một người bị xâm hại T*nh d*c. ở việt nam, số liệu thống kê về số lượng nạn nhân bị hiếp dâm vẫn còn hạn chế khi không có nhiều người dám đứng lên chia sẻ về vấn đề này. tuy nhiên, theo số liệu từ tổng cục cảnh sát, trong giai đoạn từ năm 2011-2015, việt nam phát hiện gần 8.200 vụ xâm hại T*nh d*c trẻ em. cứ 8 giờ trôi qua lại có một trẻ em trở thành nạn nhân của xâm hại T*nh d*c, trong đó đến 84% là các bé gái. sẽ ra sao nếu một cô mới chỉ 13 tuổi - từng là một nạn nhân của các vụ xâm hại T*nh d*c và hiếp dâm, phải lắng nghe những rape jokes như vậy?
Và mới đây nhất, một fanpage với hàng triệu lượt thích đã giễu cợt nạn nhân một vụ hiếp dâm - một người phụ nữ 41 tuổi bằng câu chuyện "góc ông chồng bất lực và cô vợ damdang". admin của fanpage đã biến câu chuyện hiếp dâm thành một câu chuyện hài kệch cỡm. nạn nhân từ một người bị hại được miêu tả như một phụ nữ hoang đàn. thương thay cho nạn nhân nếu một ngày có dùng facebook và thấy nỗi đau của mình trở thành trò mua vui nhơ nhuốc.
Câu chuyện trên fanpage theanh28 không phải rape joke duy nhất trên mạng xã hội hay trong cuộc sống đời thường nhưng nó là tận cùng của sự thiếu văn minh trong việc biến vụ án có tính chất nguy hiểm thành trò đùa một cách chủ đích.
Chắc chắn bạn đã từng nghe thấy những lời đùa về xâm hại T*nh d*c như vậy trong cuộc sống, hoặc đôi khi chính bạn là người nói ra những câu như vậy. người ta thoải mái sử dụng những từ ngữ nhạy cảm về cưỡng đoạt một cách tràn lan trong những câu chuyện đời thường và lấy đó làm niềm vui.
Trong những cuộc trò chuyện ngoài đời, trên mạng xã hội, đâu đâu người ta cũng thấy rape jokes. khi một ai đó không thấy việc đó là bình thường, những người khác sẽ nói "đừng coi việc đó nghiêm trọng quá chứ?", "mày chẳng có tí gì hài hước cả". những trò đùa về xâm hại không liên quan gì tới việc bạn có hài hước hay không mà thể hiện việc bạn có phải một người hiểu biết hay không. hiếp dâm và những trò đùa là hai vòng tròn sẽ không có giao điểm nào cả.
Theo một nghiên cứu của thomas e. ford trên tạp chí sage journal, trong những lời đùa cợt về vấn đề rape jokes, nam giới thường cho rằng đó là điều bình thường hay chấp nhận được. có lẽ chúng ta không cần quá nhiều nghiên cứu để có thể quan sát được điều ấy. trong câu chuyện gần đây về vụ hiếp dâm đăng tải trên fanpage theanh28, những lời bình luận, chế ảnh, lôi T*nh d*c và hiếp dâm xuất hiện khắp mọi nơi, dù đó là quan hệ T*nh d*c tự nguyện. người ta thoải mái bình luận những lời đùa cợt về hiếp dâm, cổ súy một cách vô tư cho những hành vi xâm hại T*nh d*c phụ nữ thô bạo, phát tán những hình ảnh nhạy cảm của người khác trên mạng xã hội - tất cả chỉ vì lời bao biện: "lời nói thôi mà!". kinh khủng hơn, khi có những người lên tiếng phản bác liền bị một đám "anh hùng bàn phím" xông vào công kích khiến họ sợ hãi phải xóa bình luận.
Một kẻ hiếp dâm không nguy hiểm bằng một đám đông coi hiếp dâm là chuyện vui vẻ để đùa cợt. Bài viết này trước khi không còn hiển thị trên page có tới 50.000 lượt like, gần 800 chia sẻ và hơn 3200 bình luận. Ai đó thực sự thấy đau lòng khi nhìn những con số này.
Điều đáng sợ của rape jokes là khi nó được mọi mọi người chấp nhận một cách rộng rãi. Chúng ta không chỉ nghe thấy lời đùa cợt về rape jokes trên mạng xã hội, trong các cuộc trò chuyện bình thường mà nó còn xuất hiện trong các show hài kịch, trên phim ảnh và nhiều phương tiện đại chúng.
Quay lại câu chuyện của Daniel Tosh - một bộ phận người hâm mộ nói rằng đã chấp nhận xem hài kịch thì phải biết trước sẽ có những tình huống như vậy. Tuy nhiên, luôn có một ranh giới để chúng ta không thể vượt qua nếu không muốn lời đùa cợt thành xúc phạm và thô lỗ. Nó cũng như khi Youtuber Logan Paul đùa cợt trong khu rừng Tu tu tại Nhật Bản - cái ch*t của người khác không phải nơi để đùa cợt. Nhiều nạn nhân của hiếp dâm, họ coi tinh thần của mình cũng như đã ch*t thật rồi.
Một số người cho rằng "hiếp dâm là điều không chấp nhận được nhưng trò đùa về hiếp dâm là điều bình thường". thứ nhất, họ chỉ đang đặt lợi ích của những người nghe các trò đùa cợt đó mà không để ý cảm xúc của các nạn nhân - không có điều gì vui vẻ trong các câu đùa đó cả. nạn nhân của vụ hiếp dâm tại an giang là một người phụ nữ 41 tuổi; cô không những bị xâm hại T*nh d*c mà còn bị hành hung, đánh đập với nhiều thương tật. họ vừa đau về thể xác, tinh thần và người nhà họ nếu đọc được những lời bình luận trên theanh28 kia sẽ thấy xấu hổ, ê chề nhường nào, dù họ không làm gì sai.
Thứ hai, ranh giới giữa hành vi và lời nói rất mong manh, khi họ coi đùa cợt hiếp dâm là bình thường, ai đảm bảo họ không có những suy nghĩ như vậy trong đầu? đã có quá nhiều trường hợp, khi việc xâm hại T*nh d*c diễn ra, kẻ tấn công chỉ buông một câu gọn lỏn: "tôi chỉ đùa mà thôi".
Đó là khi chúng ta hiểu, những lời đùa cợt thực sự không đơn giản và vô hại như mọi người nghĩ. đó là trò đùa trên thân xác và nỗi đau tinh thần của người khác. khi một ai đó đang cười vì những trò đùa hiếp dâm, cũng có một ai đó đang khóc và hoảng loạn khi trở thành nạn nhân mới nhất của những kẻ tội phạm T*nh d*c.
Trò đùa về hiếp dâm và xâm hại T*nh d*c đôi khi để lại những hậu quả nghiêm trọng. có nhiều trường hợp nạn nhân đã Tu tu vì những lời đùa cợt, chỉ trích sau mỗi vụ việc đau lòng đi qua. theo tờ huffpost, khoảng 33% nạn nhân từng bị xâm hại T*nh d*c có suy nghĩ muốn Tu tu và 13% nạn nhân hiếp dâm đã từng thực hiện hành vi Tu tu.
Trong vụ việc gây xôn xao mạng xã hội vào năm 2019 một nữ sinh tại thanh hóa đã nhảy cầu Tu tu, nguyên nhân được cho rằng do quá uất ức vì nghi bị hiếp dâm. cái ch*t thương tâm của nữ sinh mới 18 tuổi khiến nhiều người bàng hoàng nhận ra, hành vi hiếp dâm đôi khi không dẫn cái ch*t trực tiếp nhưng đã bức tử nhiều nạn nhân. vụ việc một thai phụ bị bắt cóc, tra tấn cũng khiến dư luận phẫn nộ. hàng loạt những tội ác hiếp dâm, bạo hành phụ nữ được phơi bày ra trước công luận khiến chúng ta thực sự giật mình: liệu còn có thể đưa hiếp dâm, xâm hại T*nh d*c, bạo hành ra làm trò đùa được nữa không?
Những kẻ hiếp dâm đó có thể sống cuộc đời bình thường, bao quanh họ là những người bạn chưa từng mảy may nghĩ tới việc xâm hại T*nh d*c ai đó. nhưng khi họ nói chuyện với nhau về rape jokes, những cậu bạn nghiêm túc phá lên cười - như một sự đồng tình, bình thường hóa vấn đề hiếp dâm. và những kẻ hiếp dâm kia lại càng hiểu rằng, ai cũng như mình cả.
Rape jokes nguy hiểm ở chỗ đó.
Những trò đùa về hiếp dâm chỉ là một mảnh ghép trong bức tranh toàn cảnh về xâm hại và hiếp dâm trong cái nhìn của số đông. đó chính là tư tưởng đổ lỗi cho nạn nhân, không tin tưởng nạn nhân và cả những trò đùa về vấn đề hiếp dâm. nó là thứ văn hóa dung dưỡng cho những vụ việc xâm hại T*nh d*c, sự khinh thường phụ nữ và cách giải quyết vấn đề còn nhiều tranh cãi trong các câu chuyện xâm hại T*nh d*c.
Nếu nhìn kỹ hơn vào vấn đề, rape jokes không chỉ là sự thiếu tôn trọng phụ nữ mà trên thực tế là sự tôn trọng con người. Chúng ta đang chạy đua để xóa đi các định kiến với cộng đồng LGBT, phân biệt chủng tộc, khoảng cách giàu nghèo và tựu chung ở đó đều là sự tôn trọng con người, đối xử công bằng với tất cả cộng đồng. Không ai cần những lời đùa cợt khiếm nhã để sống, sự tôn trọng con người là điều không thể thiếu cho một xã hội văn minh.
Minh Đức
Chủ đề liên quan:
chồng bất lực nỗi đau quan hệ tình dục tình dục tổng cục cảnh sát trò đùa xâm hại tình dục