Cây thuốc quanh ta hôm nay

Rau dền: Món ăn - vị Thuốc thanh nhiệt, mát gan

Rau dền là một trong những món ăn ngon, mát và có tác dụng giải nhiệt quen thuộc trong bữa ăn của người Việt Nam. Rau dền chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất khoáng và các loại vitamin...
Rau dền đang dùng làm thực phẩm gồm nhiều loài: Dền cơm (Amaranthus viridis L.) và dền tía (Amaranthus tricolor L.), thuộc họ rau dền (Amaranthaceae). Bộ phận dùng làm Thuốc là toàn cây và rễ.

Dền cơm vị ngọt, tính hàn. Dền tía vị ngọt, mát, vào đại tràng. Rau dền là thực phẩm trong mùa hè tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy: chúng có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì chúng có nhiều sterol, các acid béo không no.

Theo Đông y, rau dền thanh nhiệt, mát gan, ích khí và khai khiếu. Dùng cho người kiết lỵ, táo bón, rối loạn tiết niệu, đau mắt đỏ, sưng đau họng, côn trùng cắn đốt. Hằng ngày dùng 100 - 250g; nấu, xào, ép nước.

Món ăn Thuốc có rau dền:

Cháo rau dền tía (Tử hiện chúc): Rau dền tía 200g rửa sạch, nấu lấy nước; rau nấu cháo với gạo lứt. Ăn khi đói. Dùng tốt cho phụ nữ trước và sau khi sinh con có hội chứng kiết lỵ; người cao tuổi viêm ruột, kết lỵ.

Canh rau dền (Hiện thái thang): Rau dền tía 200g rửa sạch, nấu canh. Thích hợp cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung, hội chứng lỵ, u tuyến giáp trạng lành tính.

Canh rau dền thịt lợn: Rau dền tía 60g, thịt lợn nạc 60g, nấu dạng canh. Dùng tốt cho người bị bướu giáp trạng lành tính.

Canh rau tập tàng: Dền cơm 100g, rau dệu 50g, ngọn lá mảnh cộng 50g hay rau đay; nấu với bột canh, bột tôm hay nước cua. Tác dụng mát gan, thanh nhiệt, kích thích tiêu hoá.

Chữa sản hậu: Lá dền tía 50g, rửa sạch, thái lát, nấu bỏ bã lấy nước, thêm gạo nếp nấu cháo ăn trong ngày.

Chữa đau mắt: Hạt dền cơm, hạt thảo quyết minh, liều lượng bằng nhau (10g). Sắc nước uống. Chữa mắt đau có màng mộng.

Chữa phát ban: Rau dền 10g, rễ hoặc lá lức 10g, ké hoa vàng 8g, rễ sắn dây 8g, cỏ mần trầu 8g, dây chiều 8g, rau má 8g, dây giác tía 8g, kinh giới 6g, cam thảo đất 6g, bạc hà 4g, gừng sống 2 lát. Sắc uống. Chữa sốt nóng thời kỳ đầu.

Kinh nghiệm dân gian lấy lá giã nát, nước uống và bã đắp chữa rắn cắn.

Rễ dền tía và rễ bí ngô lượng bằng nhau, sắc uống chữa chảy máu do sảy thai. Hạt dền cơm (20g) chữa tiểu tiện không thông...

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai và người hư hàn tiêu chảy dùng hạn chế.

Lương y Thảo Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/rau-den-mon-an-vi-thuoc-thanh-nhiet-mat-gan-n144730.html)

Chủ đề liên quan:

món ăn rau dền vị thuốc

Tin cùng nội dung

  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Cây qua lâu (trichosanthes kirilowi maxim.) thuộc họ bí (cucurbitaceae), có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (tên gọi ở miền Bắc, dây bạc bát, bát bát châu (tên miền Nam), người Tày gọi là thau ca.
  • Rau dền là loại rau rất được ưa chuộng trong mùa hè vì có tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy, chúng có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì chúng có nhiều sterol, các acid béo không no.
  • Các dược liệu này sau khi ngâm tẩm bằng rượu, có thể sử dụng độc vị, hoặc phối hợp với các vị Thuốc hình thành bài Thuốc ngâm rượu, hoặc sắc uống có tác dụng bồi bổ cơ thể sau khi suy nhược về khí huyết, ngũ tạng hư suy, giúp cân bằng âm dương phòng và chữa bệnh rất tốt, hiệu quả góp phần cải thiện sức khỏe.
  • Theo Đông y, gừng khô vị cay, tính ôn; vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch.
  • Nhót được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước. Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm Thuốc.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY