Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Remdesivir- Chất ức chế SARS-CoV-2 tiềm năng

Theo một nghiên cứu mới của Đại học Alberta, remdesivir có thể ngăn chặn sự sao chép của SARS-CoV-2, hứa hẹn tiềm năng trong điều trị COVID-19.

Remdesivir, một loại Thu*c mà các nhà khoa học nghiên cứu ban đầu để điều trị Ebola, nhưng gần đây đã cho thấy một số  tín hiệu trong việc chống lại SARS-CoV-2.

Sau khi có bằng chứng và báo cáo loại Thu*c này có thể giúp một số bệnh nhân COVID-19 phục hồi, các nhà khoa học đã nghiên cứu sâu hơn về tác dụng của remdesivir trên SARS-CoV-2.

Một nhóm các nhà điều tra từ Đại học Alberta ở Edmonton, Canada, đã tiến hành một nghiên cứu in vitro (trong ống nghiệm) để xem liệu remdesivir sẽ tác động trên SARS-CoV-2 có giống cách mà nó tác động trên SARS-CoV và MERS-CoV hay không?


Năm ngoái, các nhà nghiên cứu của Đại học Alberta đã chỉ ra rằng remdesivir có thể ngăn chặn MERS-CoV bằng cách can thiệp vào cơ chế sao chép và lây lan của virus.

Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã thể hiện RNA polymerase phụ thuộc RNA (các polymerase này là các enzyme cho phép virus sao chép) có trong SARS-CoV và SARS-CoV-2 trong tế bào côn trùng. Sau đó, cho tiếp xúc với các enzyme chứa remdesivir và quan sát. Các nhà nghiên cứu thấy rằng loại Thu*c này hoạt động hiệu quả trên các polymerase của hai loại virus này theo cùng một cách, đó là ức chế sự tăng sinh của virus.

Giáo sư Matthias Götte, người đóng góp cho cả hai nghiên cứu cho biết, remdesivir là một chất ức chế rất mạnh đối với các polymerase coronavirus, và chúng tôi rất lạc quan khi thấy kết quả tương tự chống lại SARS-CoV-2. Khi nhắm mục tiêu vào polymerase, virus không thể lây lan, vì vậy đây sẽ là mục tiêu rất hợp lý để điều trị.

Bằng chứng này cho thấy rằng remdesivir có thể là một loại Thu*c chống virus tiềm năng để chống lại SARS-CoV-2. Tuy nhiên, các nhà điều tra lưu ý rằng đây mới là kết quả trong phòng thí nghiệm.

Giáo sư Götte và các đồng nghiệp nhấn mạnh rằng để xác nhận tính hiệu quả và an toàn của Thu*c trong bối cảnh điều trị COVID-19, chúng ta phải chờ kết quả của các thử nghiệm lâm sàng vẫn đang được tiếp tục tiến hành.

Bích Ngọc

(Theo MNT 4/2020))

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5e9d6df2f8ec6e3fbd64fe02)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY