Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Rối loạn đèn đỏ tuổi dậy thì điều trị như thế nào?

Theo các bác sĩ hiện tượng rong kinh (kinh nguyệt kéo dài) là hiện tượng phổ biến ở nữ giới nhất là ở giai đoạn dậy thì.

Cho con tới bệnh viện khám, chị Lê Phượng Hồng (38 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết con gái chị học lớp 8, bé mới có kinh nguyệt được hơn 1 năm nhưng từ đó đến nay bé thường rơi vào tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Giai đoạn đầu 2, 3 tháng bé mới có một chu kỳ và thường rong kinh kéo dài từ 10 ngày tới 2 tuần. Chị Hồng nghĩ con ở tuổi dậy thì nên không cho bé đi kiểm tra.

Gần đây, tình trạng kinh nguyệt hàng tháng bé ổn hơn nhưng vẫn bị rong kinh. Mỗi lần tới ngày đèn đỏ, bé mệt mỏi, nhìn người thiếu sức sống. Chị Hồng cho con tới bệnh viện khám bác sĩ cho biết bé bị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì, nhược sắc.

Trường hợp của nguyễn n.a. (16 tuổi, trú tại hoàng mai, hà nội) cũng tương tự. n.a dậy thì từ năm 12 tuổi nhưng tới nay cô bé vẫn khổ sở vì chứng rong kinh. đến chu kỳ kinh nguyệt, n.a có rất nhiều, kéo dài hơn 7 ngày, có khi 1 tháng có 2 lần, gương mặt lúc nào nhợt nhạt.

Mỗi lần bị nặng vậy, N.A có đi khám bác sĩ nói thiếu máu, thiếu sắt nặng, phải uống thêm sắt và điều trị thuốc ngừa thai để điều hòa kinh nguyệt, siêu âm thấy nội mạc mỏng.

Cứ mỗi đợt điều trị thì ổn được vài chu kì lại tái lại. Việc rong kinh khiến N.A mệt mỏi, thiếu tự tin nhất là khi đi học. 

Trẻ rong kinh tuổi dậy thì điều trị như thế nào? (Ảnh minh họa)

Theo TS BS Nguyễn Hữu Trung – Giảng viên Bộ môn Sản, trường Đại học Y Dược TP.HCM, rong kinh là hành kinh kéo dài hơn 1 tuần. Rong huyết là hiện tượng ra huyết ở bộ phận sinh dục không phải do kinh nguyệt kéo dài hơn 1 tuần.

Giải thích cho tình trạng rong kinh, rong huyết ở tuổi dậy thì, BS Trung cho rằng, giai đoạn này trẻ mới vào tuổi dậy thì, hoạt động của hệ nội tiết ở bé gái chưa ổn định. Có khi lượng estrogen tăng cao nhưng lại không có hiện tượng phóng noãn; progesteron không được tiết ra cân đối với estrogen.

Tất cả điều đó khiến cho nội mạc tử cung dày lên mãi nhưng mạch máu không tăng trưởng kịp, không đủ máu nuôi dưỡng, bị hoại tử, bong ra từng mảng nhỏ, gây chảy máu kéo dài.

Những trường hợp bị rong kinh, rong huyết nhẹ (máu không ra nhiều và không có hiện tượng thiếu máu) thì không cần điều trị, vì sau một vài chu kỳ, khi nội tiết hoạt động ổn định, hiện tượng này sẽ hết.

Trường hợp rong kinh, rong huyết ở mức độ trung bình (máu ra không nhiều, nhưng thiếu máu) thì phải dùng thuốc có chứa estrogen và progesteron giúp cho chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Trường hợp rong kinh, rong huyết ở mức độ khá nặng (máu ra nhiều, thiếu máu) thì vẫn dùng thuốc có chứa estrogen và progesteron, nhưng dùng liều gấp đôi. Nếu rong kinh, rong huyết nặng (máu ra nhiều gây mất máu cấp tính) phải tới bệnh viện để theo dõi và tiêm estrogen hay uống estradiol để làm ngừng sự chảy máu cấp.

Tất cả các trường hợp phải dùng thuốc điều trị rong kinh, rong huyết cần phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra, bs trung cũng khuyến cáo, ở giai đoạn dậy thì các bé gái cũng cần chú ý tới chế độ sinh hoạt. nhiều trẻ có thói quen sinh hoạt không hợp lý, thường xuyên thức khuya, ăn đồ ăn nhanh, uống nước có ga,… khiến kinh nguyệt bị rối loạn, thường gặp nhất là rong kinh.

Vậy nên ở tuổi dậy thì cần ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục thường xuyên, giữ tâm trạng tốt, tránh để căng thẳng, kích thích tinh thần quá mức vừa giúp tăng chiều cao, phát triển thể lực tốt nhất vừa đảm bảo sức khỏe sinh sản.

Khánh Chi 

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vietnamnet.vn/khoe-dep/tre-rong-kinh-tuoi-day-thi-dieu-tri-nhu-the-nao-418191.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY