Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Rước họa vào thân vì ăn thanh long sai cách

Thanh long là trái cây bổ dưỡng nhưng tình trạng dị ứng có thể xảy ra nếu bạn không thận trọng khi ăn loại trái cây này.

Không ăn khi bị tiêu chảy

Rước họa vào thân vì ăn thanh long sai cách

Bị tiêu chảy không nên ăn thanh long.

Bị tiêu chảy không nên ăn thanh long vì quả có tính lạnh. người có thể chất hư hàn, thường bị tiêu chảy, chân tay mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt thì không nên ăn nhiều thanh long.

Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt

Đến kỳ kinh nguyệt, chị em cần hết sức chú ý bởi ăn thanh long vào thời điểm này dễ khiến bụng lạnh hơn, tình trạng "đèn đỏ" thêm nặng nề, gây tổn hại sức khỏe.

Phụ nữ mang thai

Người mang thai nên cẩn thận khi ăn thanh long. trong thanh long có chứa nhiều protein thực vật, do đó những người mang thai dễ bị dị ứng nên cân nhắc trước khi ăn.

Ngoài ra, những người bị chứng phiền muộn, ứ máu, dịch đờm nhiều cũng không nên ăn nhiều thanh long.

Người mắc bệnh tiểu đường hạn chế ăn thanh long

Ăn nhiều thanh long sẽ gây bất lợi đối với bệnh nhân mắc tiểu đường. trong loại quả này có chứa nhiều đường glucose, khiến cho lượng đường trong máu tăng cao.

Nhai không kỹ đã vội nuốt

Ăn chậm nhai kỹ là nguyên tắc ăn uống hàng đầu. khi ăn thanh long, bạn cũng phải đảm bảo nguyên tắc này. nhiều người chăm chỉ ăn thanh long vì biết những hạt đen li ti trong loại quả này rất tốt cho sức khỏe. tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều không nhai vỡ được đám hạt này.

Theo Health, hạt thanh long chứa rất nhiều axit béo có lợi như omega-3 và omega-6, giúp làm giảm lượng cholesterol xấu và tăng sức dẻo dai cho thành mạnh. Lớp vỏ của hạt thanh long tương đối khó phân hủy ngay cả khi đã nằm gọn trong dạ dày, được co bóp tiêu hóa. Và hầu hết, chúng đều "ra ngoài" hết chứ không đem lại dinh dưỡng do thói quen ăn nhanh, nuốt chửng của nhiều người.

Để ngăn chặn tình trạng này, bạn cần chú ý nhai thật chậm từng miếng thanh long nhỏ để hạt vỡ ra, để cơ thể hấp thu được chất dinh dưỡng từ bên trong hạt. bạn cũng có thể sử dụng máy xay sinh tố để xay thanh long thật nhuyễn để thu được giá trị dinh dưỡng tối đa từ loại quả này.

Không rửa vỏ quả thanh long trước khi ăn

Nhiều người cho rằng, vỏ quả thanh long rất dày, lại không có khả năng "hút" những loại sâu bọ nên đảm bảo an toàn, hiếm có nguy cơ nhiễm dư Thu*c trừ sâu, Thu*c bảo vệ thực vật. xuất phát từ nguyên nhân này, nhiều người chủ quan thường bỏ qua việc rửa sạch quả trước khi ăn.

Theo giới chuyên gia, điều này thực sự không tốt. mặc dù vỏ thanh long dày và chúng ta chỉ ăn ruột quả nhưng không ngoại trừ trường hợp hóa chất thôi nhiễm, rồi cầm nắm quả dẫn chất độc vào miếng thanh long tận miệng.

Tốt nhất, chúng ta vẫn nên rửa sạch loại quả này trước khi ăn, giống như bất cứ loại quả nào khác để tránh rước họa vào thân nhé!

Theo Hải Đường/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/ruoc-hoa-vao-than-vi-an-thanh-long-sai-cach-45408.html

Theo Hải Đường/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/ruoc-hoa-vao-than-vi-an-thanh-long-sai-cach/20210113021942542)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Hải sản là món ăn bổ dưỡng và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hải sản cũng là loại thực phẩm nhạy cảm dễ gây dị ứng cần cẩn trọng khi sử dụng.
  • Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây Tu vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong.
  • Có một số nghiên cứu khác nhau liên quan đến chủ đề sức khỏe được công bố hàng ngày. Một trong số đó rất đáng để bạn quan tâm.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY