Dinh dưỡng hôm nay

Saccharin – đường hóa học

Đây không phải là chất dinh dưỡng, vì cơ thể không đồng hoá được

Định nghĩa

- Bắt nguồn từ saccharine có ý nghĩa là giống như đường

- Là một chất thay thế đường có chứa ít calo

- Là imit của axit o - sunfobenzoic

Tên thay thế

Benzoic sunfimit hoặc octho sunphobenzamit.

Nhà khoa học tìm ra

Tổng hợp lần đầu tiên tại Hoa Kỳ vào năm 1879 bởi hai nhà hóa học Remsen và Fahlberg.

Công thức phân tử

C7H5NO3S

Danh pháp quốc tế

1–dioxo–1,2–benzothiazol–3–1

Tính chất

- Ở dạng tinh thể không màu.

- Khối lượng phân tử: 183.17g/mol.

- Tỷ trọng: 0.828g/cm3.

- Nhiệt độ nóng chảy: 228.8 – 229.7oC.

- Độ hòa tan trong nước: 1g/270ml nước.

- Có độ ngọt cao gấp 200 – 600 lần những loại đường tự nhiên.

- Tan ít trong nước và ête, nhưng dạng muối natri và canxi của nó thì dễ tan, ổn định trong môi trường axit.

- Không bị hấp thu bởi hệ tiêu hóa, không gây ảnh hưởng tới hàm lượng insulin trong máu, không tạo năng lượng. Vì vậy nó được xếp vào nhóm chất ngọt không sinh năng lượng,

Lợi ích

- Có thể thay thế đường trong các sản phẩm nướng.

- Không gây sâu răng

- Không ảnh hưởng đến nồng độ Glucose và Triglycerid trong máu

Các sản phẩm

chứa Saccharin

- Nước quả đưòng từ mơ, anh đào ngọt, vả, đào, lê, dứa và các coktail hoa quả (nước quả đường hỗn hợp).

- Mứt đông (27 loại theo các nguyên liệu khác nhau)

- Mứt quả nghiền (21 loại)

Độ an toàn

Theo FDA thì liều dùng cho phép mỗi ngày (ADI) là 5 mg/kg thể trọng còn theo WHO là 0–15 mg/ kg thể trọng. Tức là, với một người có cân nặng là 50 kg thì lượng được saccharin tối đa đưa vào cơ thể là 50 kg x15mg/kg = 750 mg/ ngày. Tốt nhất chỉ dùng lượng đường hóa học ở mức 30% ADI tức là chỉ khoảng 250 mg/ngày.

Nguồn: 1062

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c331b5e76801b387e639303)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY