Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Sân bay Hong Kong và Tokyo đang đối phó với COVID-19 cực kỳ khác biệt: Ai mới làm đúng?

(MangYTe) - CNN đăng tải, những hành khách đi qua các sân bay tại Hong Kong và Tokyo trong tuần này đã chứng kiến sự khác biệt trong cách tiếp cận của hai thành phố lớn châu Á trước bùng phát dịch bệnh COVID-19.

Sau khi hạ cánh tại Sân bay Quốc tế Hong Kong hôm chủ nhật (15/3), phóng viên của CNN được đưa trực tiếp tới khu vực cách ly ở tầng dưới của sân bay. Tại đây, họ phải trải qua nhiều công đoạn kiểm tra y tế và an ninh như đo nhiệt độ và điền tờ khai y tế.

Nhân viên cách li cung cấp cho hành khách một bản hướng dẫn những điều cần làm sau khi rời sân bay bao gồm tự đo thân nhiệt hai lần/ngày và ngay lập tức báo cho cơ quan y tế nếu có các triệu chứng bất thường.

Tuy nhiên, bắt đầu từ tuần này, Hong Kong tuyên bố, bất kỳ ai đến từ nước ngoài sẽ phải tự cách ly trong vòng 14 ngày, đồng thời hành khách sẽ nhận được một chiếc vòng giám sát điện tử sẽ tự động thông báo cho chính quyền nếu người đeo vòng rời khỏi nhà hoặc khách sạn.

Hiện Hong Kong có ít nhất 192 ca dương tính với COVID-19; đáng lưu ý, hầu hết những trường hợp nhiễm mới trong những ngày gần đây đều là "ngoại nhập".

Trước đó, Hong Kong đã có những hành động quyết liệt để ngăn chặn sự lây lan của virus như đóng cửa trường học, thư viện, bảo tàng và kêu gọi người dân làm việc tại nhà và tránh tụ tập nơi đông người…

Đối lập từ Tokyo

Trong khi người dân Hong Kong cố hết sức để không cho COVID-19 có cơ hội bùng phát thì tại Tokyo, mọi việc dường như khá khác biệt.

Có mặt tại sân bay Narita trong tuần này, phóng viên CNN vẫn có thể di chuyển khá tự do. Không có nhân viên đo nhiệt độ trực tiếp mà hành khách chỉ cần đi qua camera scan nhiệt độ. Tuy nhiên, phóng viên nhận xét, do trời lạnh nên mọi người đều mặc áo khoác rất dày và điều đó gần như chắc chắn sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới độ chính xác của camera.

Hành khách cũng nhận được hướng dẫn tự cách ly tại nhà trong 14 ngày, kiểm tra nhiệt độ thường xuyên và tránh sử dụng phương tiện giao thông công cộng; tuy nhiên, đây không phải là bắt buộc và không ai kiểm soát hành khách có thực sự cách ly hay không.

Trong khi một số nước đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp, Thủ tướng Abe Shinzo nói, tình hình tại Nhật Bản vẫn đang trong tầm kiểm soát. Mặc dù nhiều trường học đóng cửa, các sự kiện đông người bị hủy bỏ và nhiều người chọn làm việc tại nhà, nhưng phần lớn hàng quán tại Nhật Bản vẫn hoạt động, rất nhiều người sử dụng phương tiện công cộng và bố mẹ vẫn đưa trẻ em ra ngoài chơi mà không đeo khẩu trang…

So với nhiều nước khác, số ca nhiễm COVID-19 tại Nhật Bản không quá cao: ít nhất là 889 trường hợp trên dân số 125 triệu người. Tuy nhiên, điều khác biệt là số ca xét nghiệm tại nước này còn thấp. Tính tới ngày 17/3, Nhật Bản mới xét nghiệm 14.525 người; đối lập, Hàn Quốc tiến hành xét nghiệm cho 15.000 người mỗi ngày.

Minh Đức

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/san-bay-hong-kong-va-tokyo-dang-doi-pho-voi-covid-19-cuc-ky-khac-biet-ai-moi-lam-dung-20200319104308531.htm)

Tin cùng nội dung

  • Người phụ nữ sinh nở như sự khai hoa nở nhụy. Điều này nói lên việc sinh con bằng cách thông thường qua đường *m đ*o là quá trình S*nh l* bình thường của người phụ nữ.
  • Việc mệt mỏi vào buổi chiều sẽ khiến bạn không còn làm việc năng suất và tỉnh táo như mong muốn nữa.
  • Bạn đã thật sự hiểu về tampon “urgo” (băng vệ sinh) hay chưa? Những ưu nhược điểm của 2 “người bạn” này như thế nào?
  • Hiện nay, Việt Nam đã thành công trong ghép thận, gan, tim và đang tiến tới ghép phổi, tụy cho bệnh nhân.
  • John Sheppard (78 tuổi, người Mỹ) đã lập kỷ lục thế giới khi hiến máu tới lần thứ 315. Ông John Sheppard bắt đầu hiến máu từ khi mới 18 tuổi.
  • Có một thế giới thật khác: sống động, ấn tượng nhưng gần gũi, trong sáng. Đó là lăng kính nhìn cuộc sống của Nem, một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ.
  • Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 9/10 thông báo hơn 350 triệu người trên toàn cầu đang bị trầm cảm, theo hãng tin AAP của Úc.
  • Thế giới hiện có khoảng 150 triệu người bị trầm cảm, trên 125 triệu người bị ảnh hưởng do sử dụng rượu, trên 40 triệu người bị động kinh và 24 triệu người bị mất trí.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Cảm giác căng thẳng gây ra theo bản năng của cơ thể để tự bảo vệ mình. Bản năng này có lợi trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như tránh một chiếc xe chạy quá tốc độ. Nhưng căng thẳng kéo dài quá lâu có thể gây ra các triệu chứng thể chất không tốt, chẳng hạn như việc ứng phó với các thách thức hàng ngày và những thay đổi của cuộc sống
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY