Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Sẵn sàng phòng, chống dịch bệnh vì tương lai an toàn và bền vững

Những thành tựu của Việt Nam trong kiểm soát COVID-19 đã khiến cộng đồng quốc tế ủng hộ mạnh mẽ khi Việt Nam chủ trì đề xuất thành lập Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh vào ngày 27/12 hằng năm.

San sang phong, chong dich benh vi tuong lai an toan va ben vung hinh anh 1Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại cuộc họp thảo luận về ứng phó với đại dịch COVID-19, ở Geneva, Thụy Sĩ ngày 5/10/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Năm nay, lần đầu tiên thế giới kỷ niệm (international day of epidemic preparedness 27/12), giữa lúc đại dịch viêm đường hô hấp cấp covid-19 tiếp tục lây lan mạnh trên toàn cầu với hơn 80 triệu ca mắc. ngày quốc tế phòng, 27/12 được kỷ niệm theo nghị quyết vừa được đại hội đồng liên hợp quốc thông qua các đây 20 ngày.

đây là nghị quyết đầu tiên của đại hội đồng trong lĩnh vực an ninh y tế toàn cầu, cũng là nghị quyết đầu tiên do việt nam chủ trì đề xuất, thương lượng và thúc đẩy thông qua thành công tại cơ quan duy nhất của liên hợp quốc có đại diện của tất cả quốc gia thành viên.

Trong thông điệp nhân ngày này, tổ chức y tế thế giới (who) nhấn mạnh đại đã chỉ ra tầm quan trọng của việc đầu tư vào các hệ thống ngăn ngừa, phát hiện và ứng phó với sự bùng phát bệnh truyền nhiễm.

trong khi đó, tổng giám đốc who nêu rõ đại

Nói cách khác, những nỗ lực cải thiện sức khỏe con người đều không đem lại thành quả nếu không giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái.

Nhìn lại diễn biến từ đầu năm, có thể nói rằng dịch bệnh bùng phát và lây lan mạnh, gây hậu quả nặng nề như hiện nay, một phần xuất phát từ tâm lý chủ quan, lơ là, khi nhiều nước thời gian đầu coi đây chỉ là "bệnh cúm mùa" không nguy hiểm, dẫn tới không có sự chuẩn bị hoặc không đưa ra biện pháp phòng chống kịp thời.

[Thông điệp của Thủ tướng nhân Ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh 27/12]

Thực trạng đó đã khiến ngay cả những nước có tiềm lực kinh tế mạnh cũng rơi vào bị động và "trở tay không kịp" khi lây lan mạnh. mỹ, dù là nền kinh tế lớn nhất thế giới, song sau vài làn sóng dịch tái bùng phát, hệ thống y tế đã nhanh chóng rơi vào quá tải vì đối phó với số ca nhập viện do covid-19 liên tục tăng vọt. hiện tại ít nhất 15 bang ghi nhận số ca mắc cao nhất kể từ đầu dịch. khẩu trang và máy trợ thở nhanh chóng trở nên khan hiếm.

Tại nhiều quốc gia phát triển ở châu âu, các bệnh viện cũng bị rơi vào cảnh quá tải, thiếu trang thiết bị bảo hộ và không có nguồn lực dự phòng khi đại dịch bất ngờ ập đến. những quốc gia phát triển ở châu á như hàn quốc, nhật bản cũng đang đau đầu vì do số ca bệnh tăng nhanh.

Viễn cảnh này không phải là chưa được dự báo trước. trong báo cáo công bố tháng 9/2019 - chỉ vài tháng trước khi bùng phát ở thành phố vũ hán của trung quốc, ủy ban giám sát sự sẵn sàng toàn cầu (gpmb) đã cảnh báo về thực trạng thế giới hoàn toàn không có sự chuẩn bị cho các đại dịch có nguy cơ tàn phá.

Bản thân tổng giám đốc who tedros ghebreyesus cũng phải thừa nhận thực tế rằng "thế giới đang vận hành theo chu kỳ của hoảng loạn và thiếu chuẩn bị," là dồn ngân sách khi xảy ra đại dịch và chi rất nhiều tiền để dập dịch nhưng không làm gì để ngăn chặn nguy cơ bùng phát tiếp theo.

San sang phong, chong dich benh vi tuong lai an toan va ben vung hinh anh 2Người dân trong khu phố Ngô Quyền thức chung vui giờ phút dỡ bỏ cách ly y tế. (Ảnh: Mạnh Minh/TTXVN)

Đánh giá những kinh nghiệm phòng chống COVID-19 ở Việt Nam, vốn được cộng đồng quốc tế thừa nhận là "hình mẫu," "điểm sáng" trong ứng phó với đại dịch, Giám đốc Điều hành Chương trình Y tế khẩn cấp của WHO Michael Ryan cho rằng Việt Nam có thể kiểm soát thành công các đợt bùng phát dịch vì "Việt Nam đã từ lâu phát triển một hệ thống toàn diện các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm."

Who đã đề cao cách thức việt nam chủ động ứng phó với covid-19 trong đợt dịch đầu tiên cũng như đợt tái bùng phát ở đà nẵng và kêu gọi các nước khác tham khảo những biện pháp mà việt nam áp dụng. giới chuyên gia quốc tế đều chung nhận định rằng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và những biện pháp đồng bộ, linh hoạt, việt nam, dù nguồn lực còn hạn hẹp, đã làm được điều mà nhiều nước giàu khác trên thế giới phải "bó tay," là khống chế thành công các đợt dịch bùng phát.

Tới nay, dù trải qua 2 giai đoạn và 4 đợt dịch, bao gồm cả thời gian ứng phó với tình huống dịch lây lan trong cộng đồng, đặc biệt tại đà nẵng cuối tháng 7/2020 với chùm ca bệnh lây lan rất phức tạp trong bệnh viện rồi tỏa đi một số địa phương khác, song dù ở hoàn cảnh, giai đoạn nào, các cấp, ngành chức năng từ trung ương đến địa phương và người dân ở việt nam cũng nhanh chóng vào cuộc, triển khai sớm, chủ động và đặc biệt là kiên định biện pháp xuyên suốt "ngăn chặn-phát hiện-cách ly-khoanh vùng-dập dịch."

Chính những thành tựu của việt nam trong kiểm soát đã khiến cộng đồng quốc tế ủng hộ mạnh mẽ khi việt nam chủ trì đề xuất, thương lượng và thúc đẩy để đại hội đồng liên hợp quốc thông qua nghị quyết thành lập "ngày quốc tế phòng, chống dịch bệnh" vào ngày 27/12 hằng năm.

Giới chuyên gia nhận định năm 2020 đã thay đổi thế giới theo cách chưa từng có tiền lệ kể từ chiến tranh thế giới thứ hai đến nay do sự xuất hiện của đại dịch covid-19. tuy nhiên, đây cũng có thể được xem là cơ hội để thế giới nhìn lại và rút ra những bài học cho tương lai. một trong những bài học đắt giá nhất từ đại dịch covid-19 có lẽ là luôn phải chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc có thể bùng phát bất kỳ lúc nào.

San sang phong, chong dich benh vi tuong lai an toan va ben vung hinh anh 3Một điểm lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Paris, Pháp ngày 16/12/2020. (Ảnh: THX/TTXVN)

Đề cập tới cuộc khủng hoảng covid-19, tổng giám đốc who nêu rõ: "lịch sử đã nói với chúng ta rằng đây không phải là đại dịch cuối cùng, vì đại dịch là một phần của cuộc sống."

Điều đó cho thấy ý nghĩa của ngày quốc tế phòng, 27/12, tập trung vào nâng cao nhận thức của từng cá nhân, từng cộng đồng, các quốc gia và cả cộng đồng quốc tế về việc thường xuyên phòng bệnh, thường xuyên phòng dịch, đồng thời tăng cường năng để đối phó kịp thời và đầy đủ với bất kỳ dịch bệnh nào xảy ra, để dập tắt nó nhanh chóng.

Các quốc gia cần đầu tư cho năng lực ứng phó nhằm ngăn chặn, phát hiện và giảm thiểu tác động của các tình huống nguy cấp ở tất cả các cấp độ, đồng thời tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Bên cạnh đó, các quốc gia cũng cần đẩy mạnh phối hợp chính sách, đoàn kết hành động và đề cao hợp tác quốc tế, trên tinh thần "ưu tiên hàng đầu là bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người," để "chúng ta có thể đảm bảo những đứa trẻ của chúng ta và các thế hệ tiếp theo sẽ được tiếp quản một thế giới an toàn, phục hồi tốt và bền vững hơn," như thông điệp liên hợp quốc khẳng định nhân ngày quốc tế phòng, 27/12./

Phan An (TTXVN/Vietnam+)

dòng sự kiện: dịch viêm đường hô hấp cấp covid-19diễn biến tại việt nam

Mạng Y Tế
Nguồn: VietNamPlus (https://www.vietnamplus.vn/san-sang-phong-chong-dich-benh-vi-tuong-lai-an-toan-va-ben-vung/686567.vnp)

Tin cùng nội dung

  • Sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi thường bị ảnh hưởng của bệnh tật, sự suy yếu của các chức năng cơ thể. Khả năng nhìn- nghe kém, gân cốt suy nhược khiến bước đi không vững; phản ứng chậm, dễ bị ngã; trí nhớ kém khiến dễ uống nhầm Thu*c hoặc nhầm liều lượng,...
  • Từ xa xưa nhân dân ta đã biết nhuộm màu thực phẩm từ những nguyên liệu thực vật như gấc, nghệ, dành dành, ớt, cà chua... để tạo ra tính hấp dẫn cho món ăn và làm tăng cảm giác ngon miệng.
  • Các món nướng như thịt xiên nướng, chân gà nướng, lòng nướng, nầm nướng… luôn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, theo Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, món nướng hiện nay không được các nhà dinh dưỡng học khuyến khích dùng vì bị liệt vào loại thức ăn cần cảnh giác trong phòng chống ung thư.
  • (Mangyte) - Em thấy cổ họng đau nhưng chưa dám uống Thu*c vì phải chờ kết quả xem có thai hay không.
  • Tôi bị sùi mào gà, đi đốt ở Viện Da liễu 1 lần nhưng không khỏi. Tôi rất sợ lây cho vợ tương lai. Xin Mangyte tư vấn giúp.
  • Bơi lội luôn được xem là một hoạt động hè mà các em thiếu nhi thích nhất. Để giúp trẻ có được một mùa hè thật vui khỏe, bổ ích, phụ huynh cần tạo cho trẻ một môi trường bơi lội trong lành và an toàn.
  • Thiên chức làm cha, làm mẹ là món quà vô cùng ý nghĩa mà trời đất ban tặng. Các mẹ phải chăm sóc bản thân và em bé thật tốt.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY