Thông tin từ văn phòng thường trực ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai: khu dân cư ven biển, khu vực trũng thấp, cửa sông, ngoài bãi các tỉnh ven biển từ quảng ninh đến quảng bình đã sẵn sàng phương án, dự kiến sơ tán 70.440 hộ với 260.722 người dân; đã rà soát những người trong diện f0, f1 để có phương án cách ly, sơ tán riêng cũng như biện pháp y tế phù hợp để đảm bảo an toàn dịch covid-19 (hiện có 4.619 trường hợp f0, f1 ở các tỉnh nêu trên).
Ngày 9/10, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm túc Công điện số 1311/CĐ-TTg ngày 6/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Ban Chỉ đạo tại cuộc họp chiều 8/10.
Theo thông tin từ bộ tư lệnh biên phòng, tính đến 6h sáng 9/10, đã kiểm đếm, hướng dẫn 33.387 tàu với 113.156 người biết vị trí, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh (trong đó hoạt động ở khu vực ven biển từ quảng ninh đến quảng bình 2.996 tàu với 9.677 lao động, neo đậu tại bến 30.391 tàu có 103.479 lao động).
Tính đến 6h30 ngày 9/10, có 611 tàu thuyền đang trong khu vực quản lý của các cảng vụ hàng hải từ quảng ninh đến đà nẵng, trong đó có 326 tàu biển và 285 phương tiện thủy nội địa.
Các tỉnh, thành phố đã thành lập Tổ phối hợp liên ngành để hướng dẫn, xử lý công tác neo đậu tại bến và phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Trước diễn biến của bão số 7, tỉnh Thái Bình đã có lệnh cấm biển từ 9h ngày 9/10; các tỉnh, thành phố khác tiếp tục theo dõi diễn biến của bão để xác định thời gian cấm biển phù hợp.
7 tỉnh, thành phố ven biển là quảng ninh, hải phòng, thái bình, thanh hóa, nghệ an, hà tĩnh, quảng bình đã ban hành công điện chỉ đạo ứng phó với bão, mưa lũ.
Vụ quản lý đê điều (tổng cục phòng, chống thiên tai) cho hay, khu vực quảng ninh đến quảng bình có 44 vị trí đê điều, xung yếu; 7 công trình đê, kè biển, cửa sông đang thi công dở dang. các vị trí trực diện biển cần quan tâm, đặc biệt là đê biển bình minh 4 (ninh bình).
Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Quảng Nam, thiệt hại ban đầu do lũ gây ra làm 1 người mất tích do bị lũ cuốn trôi (bà Hồ Thị Chín, sinh năm 1956 ở xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam), hiện chính quyền địa phương đang tích cực tổ chức tìm kiếm nạn nhân; 25ha hoa màu bị ngập úng, 7 gia súc bị lũ cuốn trôi.
Tại tỉnh Quảng Trị, tuyến đường ĐT 588a, đoạn Km 5+690 qua địa bàn xã Triệu Nguyên, huyện Đakrông bị sạt lở khối lượng khoảng 200 m3; một số tuyến đường liên xã, kênh mương, cống nội đồng bị hư hỏng.