Kinh tế xã hội hôm nay

Sáng 22/9: Hơn 5.130 ca COVID-19 nặng đang điều trị

Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận vượt mốc 700.000 ca mắc COVID-19, trong số các bệnh nhân đang điều trị có hơn 5.130 ca nặng.

tình hình dịch covid-19 tại việt nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 707.436 ca mắc COVID-19, đứng thứ 47/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 156/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 7.189 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 702.972 ca, trong đó có 470.164 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 18/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Phú Thọ, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Giang, Kon Tum, Thái Bình, Lạng Sơn.

+ Có 03 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Tĩnh.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP Hồ Chí Minh (348.220), Bình Dương (183.314), Đồng Nai (41.432), Long An (30.850), Tiền Giang (13.375).

Ảnh minh họa.

Tình hình điều trị bệnh nhân covid-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 21/9 là: 11.017 nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 475.343

2. theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.133 ca, trong đó:

- Thở oxy qua mặt nạ: 3.210

- Thở oxy dòng cao HFNC: 892

- Thở máy không xâm lấn: 160

- Thở máy xâm lấn: 838

- ECMO: 33

Tình hình xét nghiệm

- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 199.004 xét nghiệm cho 393.435 lượt người.

- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 17.036.205 mẫu cho 49.303.660 lượt người.

Theo VTV

Link bài gốc Lấy link

https://vtv.vn/xa-hoi/hon-5130-ca-covid-19-nang-dang-dieu-tri-20210922071957218.htm

Theo VTV

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/tin-tuc/sang-22-9-hon-5-130-ca-covid-19-nang-dang-dieu-tri/20210922074346663)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY