Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Sắp sinh, cơ thể người mẹ chịu những khổ cực này chứng tỏ thai nhi đang khỏe mạnh

Từ khoảng 3 tháng cuối của thai kỳ cho tới khi sắp sinh, cơ thể người mẹ có nhiều biến đổi rất mệt mỏi. Nhưng điều an ủi đó là chứng báo hiệu con yêu đang khỏe mạnh.

Ai cũng biết, làm mẹ là một thiên chức thiêng liêng, là niềm hạnh phúc vô bờ bến đối với người phụ nữ. nhưng thẳng thắn mà nói, trong hành trình mang thai 9 tháng 10 ngày, với nhiều người, cảm giác hạnh phúc ấy “chưa xuất hiện”. thay vào đó là vô vàn những khổ cực, mệt nhọc và thay đổi về thể chất.

Đơn cử, thời gian đầu, các bà mẹ phải trải qua cảnh ốm nghén, khó chịu khi ngửi các loại đồ có mùi, nôn thốc tháo. rồi tiếp đến là cơ thể bắt đầu tăng cân, càng ngày càng nặng. từ khoảng 3 tháng cuối của thai kỳ cho tới khi sắp sinh lại tiếp tục là những biến đổi nữa khiến mẹ bầu vô cùng mệt mỏi.

Dưới đây là một số những biểu hiện mà các bà mẹ phải trải qua khi sắp sinh. nó hoàn toàn không dễ chịu một chút nào nhưng lại đang cho thấy con yêu trong bụng phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu không cần phải quá lo lắng:

Bụng căng cứng

Vào những tháng gần sinh, các mẹ thường cảm thấy bụng căng tức, tuy không đau nhưng khá khó chịu. tiếp đến là quy luật, trung bình 1 tiếng không quá 10 lần sẽ có những cơn đau. đây là hiện tượng co thắt giả rất phổ biến, mẹ bầu không cần phải quá lo lắng về điều đó.

Từ khoảng 3 tháng cuối của thai kỳ cho tới khi sắp sinh lại tiếp tục là những biến đổi nữa khiến mẹ bầu vô cùng mệt mỏi. (ảnh minh họa)

Nguyên nhân của tình trạng này là do sắp đến ngày dự sinh, đầu của trẻ bắt đầu tụt dần vào khung xương chậu của người mẹ để thuận lợi cho việc chào đời đúng tư thế và thuận lợi. Sự căng cứng và những cơn đau co thắt giả của mẹ cho thấy trẻ đang “tiến hành” di chuyển theo đúng quy trình để chuẩn bị chào đời. Nó cho thấy trẻ đang phát triển ổn định, khỏe mạnh

Tăng tần suất đi vệ sinh vào ban đêm, đến mức mẹ bầu sợ uống nước

Các bà mẹ sắp mang thai trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai cũng thường xuyên đi vệ sinh, và cảm giác này rõ ràng hơn sau khi bước vào tam cá nguyệt thứ ba. Chính vì điều này nhiều bà mẹ ngại uống nước. Mặc dù thế họ vẫn đi tiểu khá nhiều lần vào ban ngày và cũng không thể có đêm ngủ ngon giấc khi thường xuyên phải thức dậy đi vệ sinh.

Tình trạng này xảy ra cũng là do bào thai lớn hơn nhiều, chèn ép vào bàng quang, tạo ra áp lực khiến mẹ bầu thường xuyên cảm giác buồn đi tiểu và bàng quang không thể dự trữ được nhiều nước do không gian chật chội vì em bé lớn dần lên.

Các bà mẹ sắp mang thai trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai cũng thường xuyên đi vệ sinh, và cảm giác này rõ ràng hơn sau khi bước vào tam cá nguyệt thứ ba. (Ảnh minh họa)

Không thể vì chuyện đi vệ sinh mà các mẹ bầu lười uống nước, chuyện đó là không tốt chút nào. các mẹ vẫn phải đảm bảo uống đủ lượng nước mỗi ngày. nhưng đừng uống một cốc lớn ngay tức thì mà chia nhỏ ra thành nhiều lần để giảm việc đi vệ sinh thường xuyên.

Xuất hiện cảm giác đau ở nhiều bộ phận trên cơ thể

Đau thắt lưng và đau xương mu biểu hiện rõ ràng nhất trong 3 tháng giữa thai kỳ. Sau khi thai nhi di chuyển dần tới vị trí để chuẩn bị chào đời, xương chậu của mẹ sẽ phải chịu áp lực lớn hơn, thai nhi xuống thấp, xương mu của mẹ cũng đau đớn hơn. Nhưng đó cũng là thông điệp mà thai nhi gửi đi “con sắp gặp mẹ rồi”. Do đó, hãy ráng chịu một chút những cơn đau khó chịu này vì nó là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp đến ngày sinh nở.

Tăng lượng tiết dịch

Trong 3 tháng giữa thai kỳ, progesterone của các bà mẹ tương lai tiếp tục tăng cao dẫn đến cơ thể mẹ tiết dịch nhiều hơn. Tuy nhiên, dịch này có màu sắc và kết cấu bình thường. Trong trường hợp dịch tiết ra có màu và mùi bất thường, khó chịu cần phải đi kiểm tra kịp thời.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng lưu ý xem dịch tiết ra liệu có màu đỏ hay màu nâu hay không. nếu dịch tiết ra có màu như vậy rất có thể là nước ối đã bị vỡ.

Mặc dù có những điều khó chịu như vậy nhưng đây là biểu hiện của việc thai nhi phát triển khỏe mạnh và ngày sinh sắp tới. bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có một số cái dễ chịu hơn ở những tháng cuối thai kỳ.

Đau thắt lưng và đau xương mu biểu hiện rõ ràng nhất trong 3 tháng giữa thai kỳ (Ảnh minh họa)

Trước hết, mẹ bầu cảm thấy dễ thở hơn khi mà thai nhi bắt đầu tụt xuống phía dưới sâu hơn, chừa ra khoảng trên rộng hơn nên thở dễ dàng hơn.

Thứ hai, không gian xung quanh dạ dày của mẹ cũng rộng rãi hơn ở tam cá nguyệt thứ ba do thai nhi đã tụt sâu, chuẩn bị cho quá trình sinh nở. khi đó, mẹ bầu sẽ có cảm giác thèm ăn hơn và ăn uống thoải mái hơn. tuy vậy mẹ cũng nên kiểm soát việc ăn uống cho khoa học, đừng để tăng cân quá nhiều.

Cuối cùng, về mặt tâm lý, khi biết con yêu khỏe mạnh và sắp chào đời, được gặp nhau, người mẹ sẽ cảm thấy vui vẻ, hào hứng và thoải mái đối diện với một vài khó chịu ở giai đoạn ngắn này.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Link bài gốc Lấy link

https://phunuvietnam.vn/sap-sinh-co-the-nguoi-me-chiu-nhung-kho-cuc-nay-chung-to-thai-nhi-dang-khoe-manh-51202116415423668.htm

Theo Phụ nữ Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/sap-sinh-co-the-nguoi-me-chiu-nhung-kho-cuc-nay-chung-to-thai-nhi-dang-khoe-manh/20210427104512248)

Tin cùng nội dung

  • Nhiều phụ nữ lo lắng việc ngồi làm việc quá lâu trước máy vi tính có thể gây nên tình trạng chuyển dạ sớm hoặc bị sảy thai.
  • Khi mang thai, cơ thể người mẹ phải cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho thai nhi đặc biệt là sắt nên các tạng phủ như gan, lách, vị... đều bị hư tổn dẫn đến khí huyết không đủ nuôi dưỡng hoặc khả năng biến đổi chất bị suy yếu.
  • Mùa hè, các mẹ bầu hoàn toàn có thể đi du lịch để thỏa mãn đam mê của mình. Tuy nhiên để thực sự an toàn, mẹ bầu nên lựa chọn đi du lịch trong tháng thứ tư, năm, sáu của thai kỳ và phải được chuẩn bị một cách cẩn thận.
  • Cổ nhân có câu “người chửa cửa mả”, ngắn gọn thế mà đã khái quát toàn bộ những nguy cơ mà người phụ nữ gặp phải trong thời kỳ mang thai và sinh nở.
  • Một nghiên cứu tại Mỹ được khảo sát trên 23.000 phụ nữ tại 9 quốc gia cho thấy, thai phụ béo phì, có bệnh lý tiểu đường khi mang thai, tăng quá cân trong thai kỳ thì các trẻ sinh ra sẽ nặng cân hơn.
  • Nước dừa cũng được dùng để thay thế các sản phẩm sữa, nhất là đối với những người không dung nạp được lactose thì có thể uống nước dừa mà vẫn nhận đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết.
  • Từ xa xưa, con người đã biết những tác động của thời tiết đến sức khỏe. Thai nghén là một tình trạng S*nh l* đặc biệt,
  • Những năm gần đây số thai phụ bị bệnh giang mai ở TPHCM ngày càng nhiều. Giang mai ở thai phụ rất nguy hiểm nhưng nhiều người không đi khám thai để được phát hiện, điều trị sớm.
  • Rối loạn đường tiểu (RLĐT): tiểu nhiều lần, tiểu đêm và tiểu không tự chủ là những chứng bệnh thai phụ thường mắc phải trong quá trình mang thai.
  • Do thay đổi S*nh l*, nội tiết thai phụ khó ăn, nôn mửa, sức đề kháng giảm nên dễ bị đau dạ dày.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY