Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Sát thủ vô hình núp trong phòng tắm mùa đông gây sốc nhiệt, hỏng mắt, hỏng da, gia đình có con nhỏ càng cần cẩn trọng!

Điều chỉnh ngay cách sử dụng thiết bị này trong phòng tắm vào mùa đông nếu bạn không muốn cả gia đình gặp họa đáng tiếc nhé!

Dùng đèn sưởi vào mùa đông không chỉ kéo theo nguy cơ cháy nổ, điện giật cho người dùng. Ngay cả khi đang hoạt động bình thường, đèn sưởi cũng có thể biến thành kẻ gây hại sức khỏe của bạn một cách tẩm ngẩm tầm ngầm. Giới chuyên gia khuyến cáo, dùng đèn sưởi không đúng cách chẳng khác nào trong nhà luôn có sẵn "sát thủ vô hình" trong nhà tắm mùa đông có thể kéo theo loạt hệ lụy sau cho sức khỏe của bạn và gia đình:

Dùng đèn sưởi không đúng cách chẳng khác nào trong nhà luôn có sẵn "sát thủ vô hình" trong nhà tắm mùa đông.

Sốc nhiệt

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa bùi hồng minh (nguyên chủ tịch hội đông y ba đình, hà nội), vào nhừng ngày rét sâu, mọi người thường có thói quen bật đèn sưởi hết cỡ khi tắm. thêm nước tắm ấm nóng, chúng ta thích thú với môi trường trong nhà tắm hơn hẳn bên ngoài. sau khi tắm táp xong xuôi, bước chân ra ngoài phòng tắm, bạn có nguy cơ sốc nhiệt rất cao.

"về nguyên tắc, khi đang ở môi trường nóng đột ngột chuyển sang môi trường lạnh và ngược lại, cơ thể đều có nguy cơ bị sốc nhiệt. ở trong môi trường nhà tắm với nước ấm và đèn sưởi nóng, cơ thể chưa hề thích nghi kịp với cái lạnh ở bên ngoài. vội vàng bước ra khỏi buồng tắm có bật đèn sưởi để sang một môi trường bên ngoài vốn lạnh hơn nhiều thì nguy cơ sốc nhiệt rất khó tránh", lương y bùi hồng minh nhận định.

Giải pháp: Không nên bật tất cả bóng đèn sưởi khi tắm, nên bật 1-2 bóng. Khi tắm xong nên mở cửa phòng tắm một lúc rồi mới từ từ bước ra ngoài, tránh tối đa nguy cơ sốc nhiệt.

Sau khi tắm táp xong xuôi, bước chân ra ngoài phòng tắm, bạn có nguy cơ sốc nhiệt rất cao.

Tăng huyết áp

Nước nóng có thể gây ra sự thay đổi đột ngột huyết áp trong cơ thể. Khi tắm nước nóng lại có thêm sự hỗ trợ của đèn sưởi từ trên xuống, nhiệt độ ấm nóng có thể gây giãn mạch. Lúc này, tim của bạn cần phải làm việc nhanh hơn, nhiều hơn để bơm máu đến các cơ quan. Điều này dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp, đối với những người đang có vấn đề tim mạch thì tình trạng càng nguy hiểm hơn nữa.

Giải pháp: Bật đèn sưởi vừa phải để tránh quá nóng, nên tắm bồn. Đây là cách tuyệt vời để cải thiện tuần hoàn máu, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể mà không lo bị tăng huyết áp, bệnh nhân tim mạch càng nên áp dụng.

Nước nóng có thể gây ra sự thay đổi đột ngột huyết áp trong cơ thể.

Da khô ráp, nứt nẻ

Vào mùa đông, da chúng ta thường xuất hiện hiện tượng khô, thậm chí nứt nẻ. Nhiệt độ lạnh cùng gió hanh khiến làn da trở nên thiếu nước, thiếu sức sống. Nếu ở trong nhà tắm thường xuyên với đèn sưởi ấm nóng thì tình trạng da khô nứt nẻ còn tồi tệ hơn rất nhiều.

Theo DS Vũ Ngọc Khuê (DS Khuê Vũ, làm việc tại Hà Nội), thông thường vào mùa đông, bạn phải tắm bằng nước ấm nóng. Tắm càng lâu thì tình trạng da dẻ càng dễ xuống cấp trong mùa đông. Nếu sử dụng thêm những chiếc đèn sưởi ấm từ trên xuống để cơ thể luôn ấm ngay khi tắm thì tình trạng da dẻ càng thêm tồi tệ, thậm chí nguy cơ bỏng da rất cao.

"Bạn dễ có nguy cơ bị khô da, nứt nẻ da hơn bình thường. Nhất là đối với những trường hợp tắm quá lâu dưới đèn sưởi", chuyên gia nhận định.

Tắm càng lâu thì tình trạng da dẻ càng dễ xuống cấp trong mùa đông.

Giải pháp: Không tắm nước quá nóng, chỉ nên tắm ấm vừa phải, khoảng 38 độ C. Chỉ nên bật 1-2 đèn sưởi khi tắm. Ngoài ra chỉ nên tắm nhanh 5-10 phút mỗi lần để tránh nguy cơ khô da nứt nẻ.

Nguy cơ hỏng mắt

Đây là khuyến cáo đặc biệt dành cho những gia đình có trẻ nhỏ. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), khi lắp đèn sưởi trong nhà tắm, nguy cơ bị hỏng mắt rất cao, nhất là với trẻ nhỏ tò mò, hiếu động, thích thú khi nhìn vào đèn sưởi lúc tắm. Đèn sưởi và bộ tản nhiệt hồng ngoại gây tác động trực tiếp lên mắt. Nếu tiếp xúc lâu dài với bức xạ hồng ngoại có thể làm hỏng mắt vĩnh viễn.

Giải pháp: Không nhìn vào đèn sưởi khi tắm dù dưới bất cứ hình thức nào. Gia đình có trẻ con cần dạy bảo con để tránh nguy cơ không mong muốn. Với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ chưa ý thức được có thể cần người hỗ trợ che mắt trẻ khi tắm hoặc đánh lạc hướng trẻ sang mối quan tâm khác (cho đồ chơi vào chậu tắm...).

Tiếp theo

5 kiểu dùng đèn sưởi trong nhà tắm khiến da khô nứt, thậm chí dễ bị cháy nổ, điện giật, cực nguy hiểm cho người dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/sat-thu-vo-hinh-nup-trong-phong-tam-mua-dong-gay-soc-nhiet-hong-mat-hong-da-gia-dinh-co-con-nho-cang-can-can-trong-20211202154450906.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Nắng nóng gay gắt khiến số trẻ đến khám tại BV Nhi Trung ương trong mấy ngày gần đây tăng từ 10-15% so với bình thường. Trung bình mỗi ngày, Khoa Khám bệnh của BV tiếp nhận khoảng hơn 3.000 bệnh nhi đến khám....
  • Thời tiết nắng nóng khắc nghiệt mùa hè có thể dễ gây sốc nhiệt. Các triệu chứng: tăng nhiệt độ cơ thể tới 39-40 độ, mạch nhanh và yếu, thở nhanh và nông.
  • Mùa hè sắp đến, những mẹo dưới đây sẽ giúp bạn tự bảo vệ khỏi sốc nhiệt, hoặc lả nhiệt do nắng nóng.
  • Sốc nhiệt là tình trạng thân nhiệt tăng quá mức, thường trên 40 độ, nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết nắng nóng kéo dài khiến con người không kịp thích nghi gây ra tình trạng sốc, chúng ta thường gọi là say nắng.
  • Thời gian gần đây, thời tiết nắng nóng dữ dội mà vợ chồng tôi do công việc phải thường xuyên làm ngoài trời.
  • Thời tiết của Hà Nội nói riêng và các tỉnh miền Bắc đang trải qua đợt nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ ở mức cao, nhiều nơi vượt ngưỡng 39 độ C. Với những người phải đi ra nắng rất dễ bị sốc nhiệt (say nắng, say nóng). Nếu gặp một người bị say nắng, hãy đưa họ vào nơi râm mát hoặc có điều hòa, phủ khăn ẩm hay vẩy nước mát lên người họ.
  • Nếu gặp một người bị say nắng, hãy đưa họ vào nơi râm mát hoặc có điều hòa, phủ khăn ẩm hay vẩy nước mát lên người họ.
  • Sốc nhiệt hay say nóng, heat stroke, là tình trạng tăng thân nhiệt quá mức, thường 40 độ, cùng với những biểu hiện nhức đầu, chóng mặt, da nhợt nhạt, mệt mỏi, buồn nôn, chuột rút, vân vân.
  • Sốc nhiệt do nắng nóng là hiện tượng thường gặp nếu như cơ thể lao động, tập luyện dưới thời tiết có nhiệt độ trên 39 độ C mà không cung cấp đủ nước để bù lại mồ hôi đã toát ra.
  • Sốc nhiệt là tình trạng nghiêm trọng nhất của các rối loạn liên quan đến nhiệt, sau chuột rút do nhiệt và say nắng. Sốc nhiệt thường là hậu quả của việc luyện tập thể thao hoặc lao động nặng nhọc trong môi trường nóng bức mà không uống bù đủ nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY