Cụ thể, bà swaminathan cho biết sáng kiến covax của who, cơ chế tổng hợp nguồn lực để cung cấp khả năng tiếp cận vaccine công bằng cho các quốc gia có mức thu nhập khác nhau, sẽ chỉ có thể thu được khoảng hàng trăm triệu liều vào giữa năm tới.
Nhưng số lượng vaaccine này vẫn là quá nhỏ để thay đổi thói quen giãn cách xã hội và đeo khẩu trang cho đến khi các nhà sản xuất tăng sản lượng và đạt mục tiêu 2 tỷ liều vào cuối năm 2021.
“nhiều người đang hình dung là cho tới tháng 1 năm sau, sẽ có vaccine cho toàn thế giới và mọi thứ sẽ bắt đầu trở lại bình thường, nhưng thực tế không như vậy", bà swaminathan khẳng định. "việc triển khai vaccine chỉ thực sự diễn ra vào giữa năm sau vì đầu năm 2021 chúng ta mới có kết quả một số thử nghiệm".
Tuy nhiên, chính phủ trung quốc đưa ra một mốc thời gian tích cực hơn. hôm thứ ba, cdc trung quốc cho biết người dân trung quốc sẽ được tiếp cận với các loại vaccine do địa phương sản xuất sớm nhất là vào tháng 11 hoặc tháng 12.
Tổng thống mỹ donald trump cũng đã cam kết sẽ sớm có vaccine cho người dân, làm dấy lên lo ngại rằng các cơ quan quản lý của mỹ có thể cúi đầu trước áp lực chính trị và cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp sớm thay vì đợi kết quả thí nghiệm.
swaminathan cho biết who đang có kế hoạch ban hành hướng dẫn về việc sử dụng vaccine khẩn cấp vào cuối tuần này.
"tất cả các thử nghiệm đang diễn ra đều phải theo dõi trong ít nhất 12 tháng nếu không lâu hơn. đó là khoảng thời gian đảm bảo rằng sẽ không có tác dụng phụ lâu dài sau vài tuần đầu tiên tiêm thử vaccine”, nhà khoa học của who nói.
Theo bà swaminathan, những gì mọi người muốn thấy ở vaccine là tính hiệu quả, nhưng điều quan trọng nhất đó là sự an toàn của người dân.
Bắc Hiệp
Theo SCMP