Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ngày 28/4: Có 3.094 ca Covid-19, cao nhất trong hơn 6 tháng qua

Bản tin phòng chống dịch Covid-19 ngày 28/4 của Bộ Y tế cho biết, có 3.094 ca mắc mới. Đây là số ca cao nhất trong hơn 6 tháng qua ở nước ta. Bệnh nhân phải thở oxy giảm còn 62 ca; hôm nay có 763 bệnh nhân khỏi.

Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.557.969 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.802 ca nhiễm).

Biểu đồ số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam thời gian qua.

Tình hình điều trị Covid-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 763 ca

Tổng số ca được điều trị khỏi: 10.620.576 ca

2. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 62 ca, trong đó:

Thở ô xy qua mặt nạ: 55 ca

Thở ô xy dòng cao HFNC: 3 ca

Thở máy không xâm lấn: 0 ca

Thở máy xâm lấn: 4 ca

ECMO: 0 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

Trong ngày ghi nhận 0 ca tử vong.

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 0 ca.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.188 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 141/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 29/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Tình hình tiêm vaccine Covid-19

Trong ngày 27/4 có 6.334 liều vaccine phòng covid-19 được tiêm. như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 266.207.930 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.581.773 liều: Mũi 1 là 70.908.188 liều; Mũi 2 là 68.451.853 liều; Mũi bổ sung là 14.343.895 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 52.091.510 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 17.786.327 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.965.433 liều: Mũi 1 là 9.130.879 liều; Mũi 2 là 9.021.266 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.813.288 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 18.660.724 liều: Mũi 1 là 10.212.950 liều; Mũi 2 là 8.447.774 liều.

Diễn tập kích hoạt Bệnh viện dã chiến số 13 vào tháng 1/2023. Ảnh: HCDC.

TP HCM chủ động kích hoạt Bệnh viện dã chiến số 13 khi cần thiết

Theo SKĐS, chiều ngày 27/4, Sở Y tế TP HCM đã tổ chức giao ban trực tuyến về công tác điều trị, chăm sóc bệnh nhân Covid-19 với các bệnh viện trên địa bàn thành phố. Theo cuộc họp, Bệnh viện Dã chiến số 13 đã sẵn sàng kích hoạt để chủ động tiếp nhận bệnh nhân mắc Covid-19 nặng khi cần thiết.

Tại cuộc họp, các bệnh viện đã báo cáo sơ lược về số bệnh nhân Covid-19 đang điều trị, số ca thở oxy, thở máy hiện có. Theo đó, số bệnh nhân mắc Covid-19 nhập viện điều trị đang gia tăng, hầu hết là người thuộc nhóm nguy cơ. Trước tình hình này, các bệnh viện đã triển khai lại các khu cách ly để điều trị người mắc Covid-19.

PGS.TS.BS. Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo ngành y tế luôn trong tư thế sẵn sàng ứng phó với mọi diễn biến dịch, đặc biệt trong dịp lễ sắp tới, với tinh thần không lơ là, chủ quan nhưng cũng không hoang mang, lo sợ quá mức.

Giám đốc Sở Y tế lưu ý các bệnh viện cần tập trung điều trị, chăm sóc bệnh nhân Covid-19 thuộc nhóm nguy cơ. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM sẽ là bệnh viện tuyến cuối tiếp nhận những ca Covid-19 nặng từ các bệnh viện khác, sau khi đã hội chẩn đầy đủ để bảo đảm chỉ chuyển những bệnh nhân nặng do Covid-19.

Đối với các bệnh nhân nặng do bệnh lý khác kèm mắc Covid-19 thì các bệnh viện giữ lại điều trị tại khu vực cách ly. Bệnh viện Dã chiến số 13 sẽ được kích hoạt để chủ động tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 nặng khi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới có trên 50 ca nặng.

Bên cạnh đó, để tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh covid-19 và nhất là triển khai hiệu quả "chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ", pgs.ts.bs. tăng chí thượng cũng yêu cầu các bệnh viện cần chủ động rà soát tình trạng tiêm vaccine phòng covid-19 của người dân thuộc nhóm nguy cơ khi đến khám, chữa bệnh. nếu tiêm chưa đủ mũi thì thực hiện tiêm chủng cho người dân ngay tại bệnh viện.

Tại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế còn chỉ đạo các bệnh viện khẩn trương rà soát tình hình trang thiết bị, vật tư, hóa chất, test xét nghiệm Covid-19… hiện tồn và có phương án mua sắm bổ sung kịp thời để phục vụ công tác chống dịch.

Theo Trung tâm kiểm soát Bệnh tật TP HCM, để hạn chế nguy cơ mắc Covid-19, người thuộc nhóm nguy cơ cần:

Tiêm vaccine phòng covid-19 đủ liều, đúng lịch để duy trì miễn dịch.

Đeo khẩu trang theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

Thường xuyên rửa tay sạch, khử khuẩn, ...

Dinh dưỡng đầy đủ, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, ... để tăng cường hệ miễn dịch.

Cập nhật thường xuyên tình hình dịch bệnh và tuân thủ nghiêm các khuyến cáo phòng dịch.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/ngay-284-co-3094-ca-covid-19-cao-nhat-trong-hon-6-thang-qua-5716624.html)

Tin cùng nội dung

  • Thói quen uống rượu bia, hút Thu*c lá, thừa cân ở nam giới...không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn ảnh hưởng cả vấn đề sinh sản
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Vaccine đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY