Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Siết chặt quản lý nước thải công nghiệp như thế nào?

Để đẩy mạnh công tác quản lý nước thải tại các khu công nghiệp, các chuyên gia cho rằng, cần sớm xây dựng bộ chỉ số, chỉ tiêu ô nhiễm đặc thù cho các loại hình sản xuất tại các khu công nghiệp. Với từng ngành sản xuất khác nhau, các hóa chất độc hại trong nước cũng khác nhau, do đó, yêu cầu khu công nghiệp phải có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung trước khi xả ra môi trường là bắt buộc…

Báo cáo của bộ tài nguyên và môi trường đầu năm 2020 cho thấy, trong số 274 khu công nghiệp đang hoạt động, có 242 khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung, chiếm 89%. hầu hết các khu công nghiệp được xây dựng trên các tuyến sông lớn, thuận tiện cho việc lấy và xả nước. nhưng điều này cũng đồng nghĩa gây nguy cơ ô nhiễm diện rộng nếu nước thải từ các khu công nghiệp không được xử lý mà xả thẳng ra môi trường. tại miền bắc, đa số các khu công nghiệp tại bắc ninh, hải dương, hải phòng… cũng đều có hệ thống xử lý nước thải được xây dựng như trên.

Hà Nội có tới 70% cụm công nghiệp chưa có trạm xử lý nước thải tập trung gây nguy cơ lớn đối với môi trường.

Cụ thể, tại tỉnh bắc ninh, hiện có 16 khu công nghiệp tập trung được thủ tướng chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung, trong đó 10 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động. tổng lượng nước thải phát sinh từ các khu công nghiệp hiện tại khoảng 37.000 m3/ngày đêm, cơ bản đã được thu gom và đưa về các hệ thống xử lý nước thải tập trung của đơn vị quản lý, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp để xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra ngoài môi trường. hiện còn 1 khu công nghiệp chưa hoàn thành và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định của luật bảo vệ môi trường.

Tương tự, tại hải dương, theo danh mục quy hoạch khu công nghiệp đến năm 2020 đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt, tỉnh có 18 khu công nghiệp. đến nay, đã có 11 khu công nghiệp được quy hoạch chi tiết, đã xây dựng đầu tư đồng bộ hạ tầng và đi vào hoạt động. trong đó, 9/11 khu công nghiệp đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động và truyền dữ liệu về sở tài nguyên và môi trường để theo dõi, giám sát.

Còn tại hải phòng, hiện tỉnh có 6/6 khu công nghiệp có nhà máy xử lý nước thải tập trung và sử dụng mạng lưới công thu gom riêng. tổng công suất thiết kế các nhà máy là 28.000 m3/ngày đêm, tổng công suất vận hành đạt 20.100 m3/ngày đêm. các nhà máy đều áp dụng công nghệ sinh học nhân tạo để xử lý nước thải.

Tuy nhiên, với các cụm công nghiệp tại các địa phương trên vẫn còn tình trạng gây ô nhiễm môi trường do hầu hết chưa có hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường chung để thu gom xử lý nước thải.

Theo các chuyên gia môi trường, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm trên là do một số địa phương chỉ tập trung thu hút đầu tư, thiếu đôn đốc, kiểm tra, tăng cường chỉ đạo các chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp đẩy nhanh tiến độ xây dựng cũng như đưa vào vận hành kịp thời hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp; chưa giám sát chặt chẽ việc xả nước thải của các khu công nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, đặc biệt là nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt phía ngoài hàng rào khu công nghiệp.

Do đó, để đẩy mạnh công tác quản lý nước thải tại các khu công nghiệp, các chuyên gia cho rằng, cần sớm xây dựng bộ chỉ số, chỉ tiêu ô nhiễm đặc thù cho các loại hình sản xuất tại các khu công nghiệp. với từng ngành sản xuất khác nhau, các hóa chất độc hại trong nước cũng khác nhau, do đó, yêu cầu khu công nghiệp phải có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung trước khi xả ra môi trường là bắt buộc…

Theo ông lê doãn hoài - trưởng phòng kiểm toán môi trường, kiểm toán nhà nước chuyên ngành iii, bên cạnh việc sớm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về quản lý ô nhiễm nước thải công nghiệp, cần thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp và có biện pháp xử phạt nghiêm để tạo sự răn đe nhằm ngăn chặn các vi phạm về bảo vệ môi trường trong tương lai. xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chung để chia sẻ dữ liệu, khai thác hệ thống trang thiết bị và các nguồn lực quản lý môi trường tại các địa phương, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu, các doanh nghiệp và các khu công nghiệp một cách hiệu quả nhất nhằm thực hiện kiểm tra, giám sát đối với công tác bảo vệ môi trường theo chức năng nhiệm vụ được giao.

Đặc biệt, cần áp dụng công nghệ xử lý tiên tiến, có sự quản lý giám sát chặt chẽ từ quá trình thiết kế, thi công xây lắp và vận hành; tạo sự hoạt động đồng bộ và hiệu quả của hệ thống. đồng thời, cần xây dựng hệ thống quan trắc online để giám sát thường xuyên chất lượng nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận hiệu quả nhất…

Có thể thấy rằng, việc cấp bách hiện nay là phải liên tục tăng cường siết chặt quản lý về môi trường, loại bỏ toàn bộ các nguy cơ gây ô nhiễm từ các khu công nghiệp. đặc biệt là phải kiên quyết xử lý, đóng cửa các khu, cụm công nghiệp không đủ tiêu chuẩn xử lý nước thải, chất thải, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

P.V

Hà Nội sẽ xây dựng cống thu gom nước thải dọc sông Tô Lịch Hà Nội sẽ xây dựng cống thu gom nước thải dọc sông Tô Lịch
Phú Thọ: Thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn Dự án thu gom, xử lý nước thải hơn 800 tỷ đồng Phú Thọ: Thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn Dự án thu gom, xử lý nước thải hơn 800 tỷ đồng
Hà Nội: 70% cụm công nghiệp chưa có trạm xử lý nước thải tập trung

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/siet-chat-quan-ly-nuoc-thai-cong-nghiep-nhu-the-nao-579116.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY