Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Tăng cường năng lực quản lý chất lượng xét nghiệm

Mangyte -Chất lượng xét nghiệm gắn liền với chất lượng chẩn đoán, điều trị, tiên lượng bệnh, phòng bệnh qua đó gắn liền với chất lượng dịch vụ chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân
Ngày 16-3-2015, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị Tăng cường năng lực quản lý chất lượng xét nghiệm">chất lượng xét nghiệm.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên cho rằng, chất lượng xét nghiệm">chất lượng xét nghiệm gắn liền với chất lượng chẩn đoán, điều trị, tiên lượng bệnh, phòng bệnh qua đó gắn liền với chất lượng dịch vụ chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã triển khai nhiều biện pháp để chuẩn hóa chất lượng xét nghiệm">chất lượng xét nghiệm, tiến tới liên thông kết quả xét nghiệm như ban hành chương trình hành động quốc gia về nâng cao năng lực quản lý phòng xét nghiệm y học từ nay đến năm 2020; Xây dựng 3 trung tâm kiểm chuẩn xét nghiệm y học; Thông tư số 01/TT-BYT về hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng xét nghiệm">chất lượng xét nghiệm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh…

Hiện nay, Bộ Y tế đang xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trong đó có quy chuẩn về phòng xét nghiệm và có lộ trình để tất cả các phòng xét nghiệm cận lâm sàng phải đạt quy định này; đồng thời từng bước xây dựng hệ thống phòng xét nghiệm tham chiếu để tham gia thực hiện việc ngoại kiểm tra nhằm bảo đảm chất lượng của các phòng xét nghiệm, khẳng định chất lượng xét nghiệm">chất lượng xét nghiệm của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đây cũng là cơ sở bảo đảm kết quả xét nghiệm của các phòng xét nghiệm được chuẩn hóa và có giá trị và độ tin cậy cũng tương đương nhau.

Mặc dù vậy, công tác kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm">chất lượng xét nghiệm vẫn còn là điều khá khó khăn. Theo ThS Nguyễn Trong Khoa- Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh- Bộ Y tế, hiện cả nước có 3 trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm">chất lượng xét nghiệm, nhưng với số lượng lớn các cơ sở y tế trên 1300 bệnh viện, thì số số lượng xét nghiệm kiểm chuẩn xét nghiệm không thấm vào đâu.

Bên cạnh đó, ThS Khoa cũng thừa nhận, hiện trong công tác quản lý chất lượng xét nghiệm">chất lượng xét nghiệm vẫn tồn tại nhiều khó khăn như nhận thức của lãnh đạo các cơ sở y tế còn hạn chế, chưa đánh giá đúng vai trò, tầm quan trọng của công tác xét nghiệm, chưa nhận thức được xét nghiệm là khâu rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến công tác khám chữa bệnh tại cơ sở mình nên còn hạn chế trong đầu tư phát triển để nâng cao chất lượng. "Đó còn chưa kể hiện nguồn nhân lực cho công tác kiểm chuẩn xét nghiệm còn yếu về chất lượng và thiếu về số lượng, khó thu hút được nguồn nhân lực mới", ThS Khoa thừa nhận.

Không chỉ phân tích những hạn chế về yếu tố con người, tri thức, ThS Nguyễn Trọng Khoa còn nhấn mạnh hiện nay việc trang bị máy móc phục vụ cho công tác xét nghiệm ở các cơ sở y tế còn khá manh mún, chưa nói về số lượng chưa phong phú mà hiện phần lớn trang thiết bị đã khá cũ kỳ.

Đồng quan điểm, ThS Nguyễn Minh Tuấn- Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và công trình y tế- Bộ Y tế cho biết: Thời gian qua, ở một số cơ sở y tế xảy ra nhiều vụ việc liên quan đến việc trang thiết bị y tế chưa đảm bảo chất lượng khiến cho người dân mà cụ thể là người bệnh bất an. Trách nhiệm này trước hết thuộc về người đứng đầu các đơn vị. Cũng theo ông Tuấn, một trong những bất cập trong quản lý xét nghiệm y khoa hiện nay là chất lượng trang thiết bị, máy móc xét nghiệm chưa được kiểm tra thường xuyên; người phụ trách phòng xét nghiệm ở tuyến tỉnh trở xuống cũng như cơ sở y tế tư nhân còn yếu về năng lực và trình độ chuyên môn...

Ông Khương Thành Vinh-Phó Giám đốc Sở Y tế Nam Định cho hay, trong số 43 cán bộ làm về công tác xét nghiệm tại địa phương chỉ có 11 cán bộ (tức là khoảng 30%) được đào tạo chuyên về xét nghiệm, còn lại là từ các chuyên ngành khác chuyển ngang. Điều này dẫn đến hiện tại địa phương đang tồn tại tình trạng thiếu và yếu trong nguồn nhân lực thực hiện công tác xét nghiệm.

Lê Hoàng

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tang-cuong-nang-luc-quan-ly-chat-luong-xet-nghiem-4079.html)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Sau thành công của chương trình Casa Herbalife Hòa Bình (Hà Nội) và Casa Herbalife Đồng Tâm (Bình Định)
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY