Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Sinh hoạt tôn giáo bình thường trước diễn biến mới trong phòng, chống đại dịch COVID-19

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có văn bản gửi Ban, Viện Trung ương; Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố và chùa, cơ sở tự viện cả nước thực hiện các hoạt động, sinh hoạt tôn giáo trở lại bình thường.

Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, với việc ngày 8/5, Văn phòng Chính phủ có thông báo số 177/TB-VPCP và Ban Tôn giáo Chính phủ có văn bản số 304/TGCP-VP về việc xác lập tình trạng bình thường mới trong các hoạt động kinh tế - xã hội; tập trung các hoạt động phục hồi nền kinh tế; các hoạt động, sinh hoạt tôn giáo bình thường nhưng vẫn phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, ngày 9/5, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có văn bản gửi Ban, Viện Trung ương; Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố và chùa, cơ sở tự viện cả nước thực hiện các hoạt động, sinh hoạt tôn giáo trở lại bình thường.

Căn cứ vào chương trình hoạt động Phật sự năm 2020, xây dựng kế hoạch điều chỉnh thúc đẩy các hoạt động Phật sự một cách hiệu quả trong những tháng cuối năm 2020. Cùng với đó, tiếp tục coi trọng các biện pháp trong phòng, chống dịch COVID-19. Thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch bệnh như thường xuyên đeo khẩu trang, rửa tay kỹ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, thực hiện các biện pháp phun khử khuẩn tại các chùa, cơ sở tự viện khi tổ chức các sinh hoạt tôn giáo tập trung đông người.

Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đề nghị Ban, Viện Trung ương; Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố và chùa, cơ sở tự viện tạm thời chưa thực hiện việc đón tiếp các đoàn khách quốc tế, các đoàn Phật tử Việt kiều, đặc biệt là các Việt kiều trở về từ các nơi được coi là vùng dịch. Các chùa tại vùng biên giới phải thực hiện thường xuyên việc kiểm tra và khai báo y tế với cơ sở y tế địa phương. Đẩy mạnh các hoạt động từ thiện xã hội. Các chùa, cơ sở tự viện đang quản lý, vận hành các Tuệ Tĩnh đường, phòng Thu*c nam, cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở y tế Đông - Tây y, cơ sở bảo trợ xã hội tiếp tục hoạt động bình thường; phối hợp với cơ quan y tế địa phương làm tốt hơn nữa các hoạt động khám chữa bệnh miễn phí cho nhân dân, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn.

Ban, Viện Trung ương; Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp, chùa và cơ sở tự viện tổ chức thực hiện tốt và đẩy mạnh phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Các chùa, cơ sở tự viện là di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh tăng cường sinh hoạt Phật sự, thúc đẩy hoạt động du lịch, góp phần phục hồi kinh tế, ổn định đời sống của nhân dân. Tăng, ni, Phật tử trong cả nước tiếp tục chung tay cùng toàn xã hội trong công cuộc phục hồi, phát triển đất nước.

Chu Thanh Vân (TTXVN)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/thoi-su/sinh-hoat-ton-giao-binh-thuong-truoc-dien-bien-moi-trong-phong-chong-dai-dich-covid19-20200509151057160.htm)

Tin cùng nội dung

  • Bằng lời lẽ tâm lý nhẹ nhàng khai thác bệnh sử, chúng tôi được biết sư bà không đồng ý cắt bỏ trọn vú trái chỉ vì một lý do đơn giản: “Trong Đạo Phật, nhà tu hành đắc đạo khi viên tịch phải còn nguyên vẹn các cơ quan bộ phận của cơ thể”.
  • Theo quy định, các loại can, thùng phuy sắt, thùng nhựa đựng hóa chất sau khi sử dụng phải được xử lý bằng công nghệ phù hợp vì nó nhiễm các hóa chất rất độc...
  • Văn hóa và văn minh thường là xung đột với nhau để xã hội phát triển mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc. Đời này sang đời khác
  • Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là bệnh hay gặp, nhất là ở người cao tuổi, nữ mắc nhiều hơn nam. Đây là nguyên nhân hàng đầu trong nhóm bệnh lý khớp viêm gây tàn phế, mất khả năng vận động và tăng nguy cơ Tu vong ở người cao tuổi.
  • Người cao tuổi (NCT) dễ mắc các bệnh mạn tính và các bệnh nhiễm trùng bởi vì sức đề kháng dần dần giảm đi theo năm tháng. Muốn có sức khỏe càng ngày càng ổn định, NCT cần có một lối sống và sinh hoạt hợp lý cả về vật chất lẫn tinh thần.
  • Sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi thường bị ảnh hưởng của bệnh tật, sự suy yếu của các chức năng cơ thể. Khả năng nhìn- nghe kém, gân cốt suy nhược khiến bước đi không vững; phản ứng chậm, dễ bị ngã; trí nhớ kém khiến dễ uống nhầm Thu*c hoặc nhầm liều lượng,...
  • Các chuyên gia ở Đại học North Carolinal Chapel Hill , Mỹ (NCH) vừa kết thúc nghiên cứu chuyên sâu ở nhóm người cao tuổi và phát hiện thấy, việc đi lễ nhà thờ, viếng thăm chùa chiền, nhất là hát các ca khúc tôn giáo có tác dụng tích cực trong việc thư giãn, làm giảm stress ở nhóm người cao niên.
  • Theo quan niệm của cổ nhân, trong cơ thể con người thận và can là hai tạng có vai trò hết sức quan trọng và có mối liên hệ mật thiết với nhau.
  • Tiểu nhiều là dấu hiệu thận hư, uống nhiều nước sẽ thải hết độc tố ra khỏi cơ thể?... Rốt cuộc đi tiểu có liên quan thế nào đến sức khỏe mỗi người.
  • Cháu hay đi tiểu nhiều lần trong một ngày, lúc ngủ cháu cũng thường dậy đi tiểu. Xin hỏi bác sĩ cháu bị bệnh gì vậy?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY