Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Sinh mạch tán, bài Thuốc trị cơ thể suy nhược

“Sinh mạch tán” là bài Thuốc nằm trong cuốn “ Thiên kim yếu Phương” chữa chứng cảm nắng mùa hè, ra mồ hôi nhiều, nguyên khí tổn thương hoặc dùng trong thời kỳ hồi phục bệnh, sau ốm dậy.

Theo y thư cổ, sinh mạch tán có công dụng ích khí sinh tân, liễm âm chỉ hãn, được dùng để chữa các chứng khí âm bất túc gây ra mệt mỏi, khó thở, ngại nói, tự đổ mồ hôi, họng khô miệng khát; hoặc do phế hư gây ho lâu ngày, hay chứng tâm can suy nhược (suy nhược thần kinh) thể âm hư gây tâm phiền, mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, tiêu khát (tiểu đường), táo bón...

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, bài Thuốc còn có tác dụng tăng cường sức co bóp cơ tim, làm giãn hệ thống huyết quản; nâng cao chính khí (năng lực chịu đựng) của cơ thể trong điều kiện thiếu dưỡng khí, chống rối loạn nhịp tim; ổn định huyết áp và cải thiện tình trạng rối loạn vi tuần hoàn trong trạng thái choáng do bất cứ nguyên nhân nào.

Thành phần của bài Thuốc sinh mạch tán 

Nhân sâm 6-9g, Mạch môn 9-15g, Ngũ vị 6-9g.

Cách dùng: Mạch môn bỏ lõi. Các vị trên sắc với 600ml nước, lọc bỏ bã còn 150ml nước. Chia đều 3 phần, uống trong ngày.

Vị Thuốc mạch môn trong bài Thuốc sinh mạch tán

Ý nghĩa của phương Thuốc

Mạch môn có vị ngọt, hơi đắng tính hơi hàn, vào 3 kinh tâm, phế và vị. Có công dụng thanh tâm, nhuận phế, dưỡng vị sinh tân, hoá đờm, chỉ ho, dùng chữa hư lao, ho, thổ huyết, ho ra máu, miệng khô khát, bệnh nhiệt. Những người tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng không được dùng.  Chủ trị bệnh thời khí ( bệnh do thời tiết khí hậu gây ra), bệnh đường tiết niệu ( tiểu rắt, tiểu són), bệnh đường hô hấp (hầu, họng sưng đau).

Nhân sâm được xếp là vị Thuốc đứng đầu trong nhóm bổ khí; đứng đầu trong 4 vị Thuốc quý của Đông y: Sâm, nhung, quế, phụ và được dùng trong nhiều bệnh lý khác nhau.

Nhân sâm vị ngọt, đắng nhẹ, tính hơi ôn. Vào kinh tâm tỳ, phế, có công dụng đại bổ nguyên khí, kiện tỳ ích phế, sinh tân an thần và làm tăng trí nhớ. Chủ trị tăng cường khả năng đề kháng miễn dịch, tăng cường chức năng của thần kinh não bộ, tăng trương lực tim mạch, tăng khả năng tạo huyết và tế bào máu, tăng cường công năng S*nh l* của gan, tủy xương, tinh hoàn.

Ngũ vị tử vị chua, tính ôn; vào kinh phế và thận; có công dụng an thần, liễm phế, bổ thận, cố sáp, ích khí, sinh tân. Chủ trị các trường hợp viêm khí phế quản mạn tính gây hen suyễn, sau sốt nhiễm khuẩn, mất nước, khát nước, hồi hộp đánh trống ngực tim đập nhanh, mất ngủ, ngủ hay mê, giảm trí nhớ.

Sinh mạch tán còn được sử dụng dưới dạng trà Thuốc, dịch Thuốc uống và tiêm truyền đường tĩnh mạch.

Dịch Thuốc uống được gọi là "Sinh mạch ẩm", ống x 10ml, lọ 100ml . Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 10ml.

Dịch Thuốc tiêm được gọi là "Sinh mạch" dùng tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch.

TTND. BS Trần Văn Bản ·          

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/-sinh-mach-tan-bai-thuoc-tri-co-the-suy-nhuoc-n197972.html)

Chủ đề liên quan:

suy nhược cơ thể

Tin cùng nội dung

  • Y học cổ truyền gọi chứng suy nhược cơ thể là chứng hư lao, do lao động nặng trong thời gian dài, ăn uống kém chất dinh dưỡng,
  • Suy giảm trí nhớ không chỉ là một chứng bệnh phổ biến ở người cao tuổi mà còn là hệ quả của một quá trình cơ thể phải đối mặt...
  • Xung quanh ta có nhiều thức ăn trở thành vị Thu*c quý. Nhân dân ta thường dùng mật ong, nghệ, trứng gà làm Thu*c chữa bệnh. Nhưng kết hợp 3 thứ thành bài Thu*c để chữa nhiều bệnh thì còn nhiều người chưa biết. Bạn hãy áp dụng kinh nghiệm sau để chữa trị khi người nhà có bệnh.
  • Theo y học cổ truyền, cá trắm có vị ngọt, tính bình, công năng bổ thận khí, mạnh tỳ dưỡng vị, bình can sáng mắt.
  • Ở trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện cả về cấu tạo và chức năng nên dễ bị tổn thương bởi những tác động như thức ăn không phù hợp, thức ăn bị nhiễm khuẩn hay việc dùng Thu*c dài ngày …
  • Theo quan niệm y học cổ truyền thịt thỏ còn có tên thỏ nhục, vị ngọt, cay, tính bình, không độc, có tác dụng bổ trung ích khí, hoạt huyết giải độc, chống đau tê,
  • Suy nhược cơ thể do tỳ hư hay gặp ở người lao lực; người bị rối loạn tiêu hóa; tiêu chảy mạn tính do viêm đại tràng mạn, đau dạ dày, sau khi ốm nặng...
  • Suy nhược cơ thể thường gặp ở người bị căng thẳng thần kinh kéo dài, người mới ốm dậy, mắc bệnh mạn tính, phụ nữ sau sinh...
  • Suy nhược cơ thể do phế khí hư hay gặp ở những người suy hô hấp do viêm phế quản mạn, tâm phế mạn, giãn phế quản, giãn phế nang…
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY