Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Cá trắm đen chữa bệnh Y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, cá trắm có vị ngọt, tính bình, công năng bổ thận khí, mạnh tỳ dưỡng vị, bình can sáng mắt.
Ngoài công dụng là thực phẩm bổ dưỡng, món ăn từ cá trắm đen">cá trắm đen còn là bài Thu*c chữa bệnh độc đáo. Theo y học cổ truyền, cá trắm có vị ngọt, tính bình, công năng bổ thận khí, mạnh tỳ dưỡng vị, bình can sáng mắt. Thích hợp với người tỳ vị hư nhược, mất sức, phù nề, viêm gan, thận, tăng cường sức đề kháng,…

cá trắm đen">cá trắm đen

Bổ thận khí, dưỡng tỳ vị: cá trắm đen">cá trắm đen 1 con khoảng 1kg, cạo vẩy, bỏ ruột, rửa sạch, khứa rãnh 2 bên thân cá, để lên đĩa hấp gần chín cho gừng tươi, hành, rượu, ít mì chính chưng tiếp cho chín, ăn nóng. Có thể ăn thường xuyên.

Tỳ vị hư nhược, hay đau bụng lâm râm, chán ăn: Thịt cá trắm đen 500g, đẳng sâm 10g, thảo quả 1g, trần bì 1,5g, quế bì 1,5g, gừng khô 3g, hồ tiêu 5 hạt, muối vừa đủ. Cá làm sạch, cho vào nồi cùng các vị Thu*c và gia vị, thêm nước nấu chín, ăn thịt cá, uống canh, bỏ bã Thu*c. Ngày ăn 1 lần. Ăn liền 1 tuần.

Thận yếu, T*nh d*c suy giảm, mất ngủ, ăn không ngon: cá trắm đen 500g, lòng trắng trứng gà 1 quả, phục linh 50g, sơn dược 50g, gừng 3g, hành hoa 10g, dấm, rượu vừa đủ. Phục linh, sơn dược, tán thành bột rây mịn rồi trộn với lòng trắng trứng gà, muối, rượu để 20 phút. cá trắm đen đánh vảy bỏ ruột, bỏ mang, rửa sạch, thái lát mỏng. Gừng và hành rửa sạch, cho vào chảo dầu xào thơm, lại cho cá trắm vào xào đến khi thịt chín trắng, cho tiếp phục linh, sơn dược và lòng trắng trứng vào đảo nhanh, múc ra đĩa. Ăn nóng, cách ngày ăn 1 lần, ăn trong 1 tháng.

Chữa khí hư, mệt mỏi, ăn không ngon: cá trắm đen 150g, lọc da, bỏ xương, băm nhỏ, đập một quả trứng gà vào, trộn đều, nêm gia vị, cho vào hầm cách thủy, chín mang ra ăn, ngày 1 lần, ăn trong 10 ngày liền

Suy nhược cơ thể, mất sức, chóng mặt: Thịt cá trắm đen 300g, gạo 100g, nấu cháo ăn. Ăn liền 1 tuần.

Lưu ý: Tuyệt đối không uống mật cá trắm để chữa bệnh vì có thể gây ngộ độc.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-ca-tram-den-chua-benh-y-hoc-co-truyen-15253.html)

Tin cùng nội dung

  • Thịt lươn có thành phần dinh dưỡng cao. Trong 100g thịt lươn gồm có 12,7g chất đạm, 25,6g chất béo tổng cộng (trong đó có 0,05g cholesterol) và 285 calo.
  • Mangyte ơi, Tôi muốn hiến xác sau khi ch*t cho y học được không? Có làm thủ tục gì nhiều không và làm thủ tục ở đâu? Có thể liên hệ đến những đâu để được hiến xác? (Can - minh…@gmail.com)
  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Ayurveda (y học Ấn Độ cổ đại) có những bí quyền cổ truyền hiệu nghiệm để kéo dài yêu đương lâu hơn, tăng sức chịu đựng và kích thích hoạt động T*nh d*c
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY