Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, số ca Tu vong vì Covid-19 trên toàn thế giới đã lên tới 250.687 người tính đến ngày 4/5, tăng khoảng 3.200 người so với một ngày trước đó.
Trong khi đó, thế giới cũng ghi nhận thêm gần 67.000 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc Covid-19 toàn cầu lên 3.573.864.
Mỹ, nước chịu thiệt hại nặng nề nhất bởi dịch Covid-19, và châu Âu vẫn là những khu vực đóng góp chủ yếu vào sự gia tăng về số ca nhiễm và Tu vong. Tuy nhiên, số ca mắc Covid-19 cũng có xu hướng tăng lên tại Nga và một số nước ở Mỹ Latinh, châu Phi.
Mỹ cho đến nay ghi nhận 69.703 ca Tu vong vì Covid-19, trong khi số ca nhiễm lên tới 1.211.745 người. Tại châu Âu, ít nhất 7 nước có số ca nhiễm vượt 100.000 người, trong đó một số nước có số ca nhiễm vượt 200.000 như Italia và Tây Ban Nha.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, số người Ch?t vì Covid-19 tính đến thời điểm hiện tại đã vượt qua 140.000 ca Tu vong trên toàn thế giới hồi năm 2018 do bệnh sởi. Trong khi đó, ước tính có khoảng từ 3-5 triệu ca bệnh nghiêm trọng trên toàn thế giới gây ra bởi bệnh cúm mùa hàng năm.
New York Times dẫn dự báo do Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ công bố ngày 4/5 cho biết, tới tháng 6, số ca mắc Covid-19 tại Mỹ có thể lên tới 200.000 người/ngày, trong khi số ca Tu vong có thể tăng từ 1.750 ngày/ngày ở thời điểm hiện tại lên khoảng 3.000 người/ngày.
Ca Tu vong đầu tiên có liên quan tới Covid-19 được ghi nhận vào ngày 10/1 ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, sau khi ca nhiễm đầu tiên được phát hiện tại đây vào tháng 12 năm ngoái. Tỷ lệ Tu vong toàn cầu được duy trì ở mức 1-2% trong những ngày gần đây, giảm so với 14% được ghi nhận hồi tháng 3.
Số liệu trên được công bố trong bối cảnh một số nước bắt đầu nới lỏng các biện pháp phong tỏa. Tuy vậy, các chính phủ vẫn thận trọng trong việc mở cửa hoàn toàn để tránh nguy cơ dịch bùng phát trở lại.
“Chúng ta có thể dễ dàng có làn sóng thứ hai hoặc thứ ba vì nhiều nơi vẫn chưa miễn dịch”, Peter Collignon, bác sĩ về bệnh truyền nhiễm và là nhà vi trùng học tại Bệnh viện Canberra, nói với Reuters.
Tại Mỹ, khoảng một nửa thống đốc các bang quyết định mở cửa trở lại một phần nền kinh tế vào cuối tuần qua. Tuy nhiên các thống đốc bang còn lại, gồm Thống đốc New York Andrew Cuomo, cho rằng việc mở cửa trở lại nền kinh tế ở thời điểm này là quá sớm.
Tại Anh, Thủ tướng Boris Johnson cho biết dịch Covid-19 tại nước này đã vượt qua đỉnh điểm, tuy nhiên hiện vẫn còn quá sớm để nới lỏng các biện pháp phong tỏa.
Tại Tây Ban Nha và Italia, người dân được nới lỏng hạn chế đi lại, trong khi các cửa hàng cũng bắt đầu hoạt động trở lại. Tuy nhiên, việc tụ tập đông người vẫn chưa được cho phép hoàn toàn.
Tại một số nước, nơi cuộc chiến chống dịch được cho là đã thành công về cơ bản như Australia và New Zealand do số ca nhiễm mới trong ngày được ghi nhận ở mức thấp trong nhiều tuần, giới chức vẫn tỏ ra thận trọng với các biện pháp nới lỏng phong tỏa.
Chủ đề liên quan:
cầu vượt Chết vì COVID 19 covid 19 Covid 19 COVID_19 người chết người chết vì covid 19 số người số người chết số người chết vì Covid 19 toàn cầu tử vong covid 19 virus corona