Khoa học hôm nay

Sốc: Đã tìm thấy lục địa thứ 8 của Trái Đất

Một lục địa chưa từng biết đến, rộng 5 triệu km vuông, đã biến mất khỏi bề mặt địa cầu 23 triệu năm về trước. Nó đã một lần nữa lộ diện.

Nhóm khoa học gia từ New Zeland đã trình làng một bản đồ kiến tạo và độ sâu của đại dương mới, trong đó hiển thị rõ ràng một lục địa thứ 8, chưa từng được biết đến của trái đất, mang tên "Zealandia".

Theo nhà địa chất học Nick Mortimer từ cơ quan GNS Science, thành viên nhóm nghiên cứu, bản đồ mới của họ cung cấp bức tranh chính xác, đầy đủ và được cập nhật về địa chất của khu vực New Zealand và Tây Nam Thái Bình Dương, về bối cảnh núi lửa, ranh giới mảng, cũng như các bồn địa trầm tích.

Một lục địa hoàn toàn mới hiện ra bên cạnh châu Đại Dương - ảnh: GNS SCIENCE

Lục địa thứ 8 hiện lên với các sắc độ đỏ và cam trong bản đồ địa chất đặc biệt này, với chỉ một phần rất nhỏ trồi lên khỏi mặt nước. Nó được cho là đã tồn tại song song với 7 lục địa (Á, Âu, Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đại Dương, Nam Cực) rất nhiều năm trong lịch sử trái đất, trước khi bị chìm dần xuống đáy biển từ 23 triệu năm về trước.

Năm ngoái, một nhóm nghiên cứu khác từ Hà Lan, Na Uy và Thụy Sĩ cũng tìm thấy một "lục địa bị thất lạc khác" nằm ở khu vực Địa Trung Hải, mang tên Greater Adria, đã tách khỏi Bắc Phi 200 triệu năm về trước và chôn vùi 100 năm về trước.

Sự xuất hiện, định hình và biến mất của các lục địa là một phần trong quá trình gọi là "kiến tạo mảng" của Trái Đất. Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh đất liền từng nhiều lần hợp lại thành siêu lục địa, rồi lại phân rã thành nhiều châu lục. Các lục địa ngày nay đều là "con" của một siêu lục địa tên Gondwana. Lục địa mới Zealandia được cho là vỡ ra khỏi Gondwana khoảng 83-79 triệu năm về trước.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/soc-da-tim-thay-luc-dia-thu-8-cua-trai-dat-20200627095106326.htm)

Tin cùng nội dung

  • Nghiên cứu mới của một nhóm nhà khoa học quốc tế chỉ ra Trái Đất có một lục địa mang tên Zealandia ẩn bên dưới Thái Bình Dương và gắn liền với New Zealand.
  • Một nghiên cứu nhỏ cho thấy, trẻ tuân thủ chế độ ăn theo kiểu Địa Trung Hải – gồm nhiều hoa quả, rau và chất béo tốt – ít khả năng bị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).
  • Một lục địa cổ từng nằm giữa Ấn Độ và Madagascar đã bị kéo căng, vỡ thành nhiều mảnh rồi chìm dưới đáy Ấn Độ Dương.
  • Chế độ ăn uống Địa Trung Hải đã chứng minh có thể giúp duy trì khối lượng não ở người già.
  • Giống như nhiều chế độ ăn khác, chế độ ăn Địa Trung Hải cũng tập trung vào các thực phẩm lành mạnh như rau, củ, quả, cá và các loại gạo nguyên cám nhưng chú trọng nhiều hơn đến các thực phẩm đặc trưng riêng của vùng Địa Trung Hải là các loại cá.
  • Chế độ ăn Địa trung Hải là bộ “sưu tập” về những thói quen ăn uống có lợi cho sức khỏe đến từ Pháp, Tây Ban Nha, Ma-rốc, Ý, Hy Lạp và nhiều quốc gia khác. Đây không hẳn là là chế độ ăn uống quá hạn chế calo mà chỉ là thay đổi thói quen ăn uống. Chế độ ăn kiêng Địa Trung Hải có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, Alzheimer và nhiều bệnh mãn tính khác.
  • Theo BBC, đã gần 50 năm trôi qua kể từ ngày Mỹ đưa người lên mặt trăng, nhưng đến nay người Mỹ vẫn chưa chế ngự được căn bệnh ch*t người từng tàn phá châu Âu thời Trung cổ...
  • Các nhà nghiên cứu Đại học Navarra (Tây Ban Nha) đã tiến hành cuộc khảo sát với 4.282 phụ nữ ở Tây Ban Nha.
  • Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh) tố ảnh hưởng tới 71% quốc gia; khoảng 7% phụ nữ có thai mang gien bệnh. Bệnh tập trung nhiều ở vùng Địa Trung Hải, Trung Đông, châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.
  • Từ mỡ lợn đến bơ, từ dầu hạt cải, dầu vừng đến “mốt” mới nhất là dầu dừa, dầu ôliu… đều được khẳng định là rất tốt cho sức khoẻ. Vậy nhưng chúng có thực sự là những loại chất béo tốt nhất dùng để nấu nướng?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY