Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Sodium làm tăng, potassium làm giảm huyết áp

Cao huyết áp là sát thủ thầm lặng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính gần 51% trường hợp Tu vong vì đột quỵ và 45% vì bệnh tim đều do cao huyết áp gây ra.

Thực phẩm giàu khoáng potassium là cá ngừ, cá hồi, sữa chua, sữa không béo, trứng, hạt macadamia, quả hạnh, nấm, cám gạo, và nhất là chuối.

Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn mặn (do sodium của muối) như chế độ ăn uống kiểu Tây phương hiện nay, có thể dẫn đến chứng cao huyết áp. Tuy nhiên, ăn thực phẩm nhiều potassium lại giúp làm giảm huyết áp.

Vai trò của potassium

Cơ thể cần khoáng potassium để dẫn truyền tín hiệu thần kinh, kiểm soát việc co cơ, điều hoà nhịp tim, giúp vận chuyển dưỡng chất đi vào và loại chất thải ra khỏi tế bào. Potassium cũng còn giúp duy trì sức khoẻ của xương và làm giảm rủi ro sạn thận.

Một nghiên cứu tổng hợp mới đây của Alicia McDonough, giáo sư về tế bào học và sinh học thần kinh (đại học Southern California) cho thấy: chế độ ăn uống giảm sodium (giảm muối) là giải pháp tốt để giảm huyết áp, nhưng một chế độ ăn tăng potassium vẫn có hiệu quả làm giảm huyết áp không kém.

Trong một số nghiên cứu dựa trên quần thể (population studies), giáo sư McDonough nhận thấy, chế độ ăn uống nhiều potassium (đo qua bài tiết nước tiểu, hoặc khẩu phần ăn) có liên quan đến việc làm hạ huyết áp, dù có ăn nhiều sodium. Những nghiên cứu khác dựa trên uống các viên bổ sung potassium cũng cho kết quả tương tự.

Những nghiên cứu trên loài gặm nhấm về tỷ lệ tiêu thụ sodium và potassium, đã giúp giải thích cơ chế về sự tương tác giữa hai loại khoáng này. Có thể cơ thể sử dụng sodium để kiểm soát mức potassium trong máu.

GS McDonough cho rằng, chế độ ăn uống cao potassium làm thận thải ra muối (sodium) và nước nhiều hơn. Mức thải potassium cũng tăng. Ăn thực phẩm cao potassium chẳng khác gì uống Thu*c lợi tiểu. Theo bà, potassium cần thiết để duy trì huyết áp trong mức bình thường. Nếu chỉ giảm ăn mặn (giảm sodium) thôi, thì có thể chưa đủ để kiểm soát huyết áp.

Hồi xưa con người ăn nhiều trái cây, rau củ quả, các loại hạt…, là những loại thực phẩm có rất nhiều potassium, nhưng lại ăn ít sodium. Vì đâu dễ tìm ra muối, nên có xu hướng thèm ăn… mặn. Khao khát tự nhiên này được thoả mãn khi công nghiệp thực phẩm phát triền, muối tràn ngập trong các thực phẩm chế biến, trên cả mức chúng ta cần.

Đồ mặn thoả mãn, nhưng lại xa rời trái cây rau củ quả. Nói cách khác, ăn nhiều sodium, nhưng lại ít potassium, đã làm tăng đáng kể rủi ro bị cao huyết áp.

Khoáng potassium có nhiều ở đâu?

Thực phẩm chứa nhiều khoáng potassium là: cá ngừ, cá hồi, sữa chua, sữa không béo, trứng, hạt macadamia, quả hạnh, nấm, cám gạo, và nhất là chuối.

Theo tường trình của viện Y học quốc gia (Institute of Medicine) năm 2004, mức tiêu thụ potassium ở người lớn nên ít nhất khoảng 4,7g mỗi ngày để làm hạ huyết áp. Mức tiêu thụ này có thể làm giảm đi ảnh hưởng (tiêu cực) của muối, giảm rủi ro sạn thận, giảm độ mất xương (bone loss) (*) .

GS McDonough đề nghị, nhãn thực phẩm nên ghi thêm hàm lượng potassium để người tiêu dùng chọn lựa.


(*) Xương cũ mất nhiều hơn xương mới hình thành để thay thế

Nguồn: Potassium as important as sodium for healthy blood pressure  -https://www.medicalnewstoday.com/articles/316823.php

Theo Khương An - Thế giới hội nhập/ TGTT

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/sodium-lam-tang-potassium-lam-giam-huyet-ap-n373409.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo dược thư cổ, hoa tam thất vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), bình can (điều hòa chức năng của tạng can), giáng áp (hạ huyết áp) và an thần, trấn tĩnh, thường được dùng để chữa các chứng và bệnh như tăng huyết áp, huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não...), nhĩ minh, nhĩ lung (tai ù, tai điếc), viêm hầu họng cấp tính...
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt và ngất xỉu. Trong những ca bệnh nặng, huyết áp thấp có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Cao huyết áp (còn gọi là “lên tăng-xông”) xảy ra khi máu của bạn di chuyển qua động mạch ở áp lực cao hơn bình thường. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra cao huyết áp. Nếu huyết áp quá cao hoặc vẫn ở mức cao trong một thời gian dài, nó có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY