Khoa học hôm nay

Sông băng Mông Cổ tan chảy vì biến đổi khí hậu, lộ ra một loạt cổ vật quý giá từ thời Thành Cát Tư Hãn

Khi quan sát các khu vực sông băng tan chảy, các nhà khảo cổ Mông Cổ đã tình cờ phát hiện ra các đồ vật có giá trị từ thời Thành Cát Tư Hãn.

Những dòng sông băng tại Mông Cổ thường xuất hiện nhiều trong những truyền thuyết liên quan tới Thành Cát Tư Hãn. Chúng vốn được xem như lớp băng vĩnh cửu tồn tại nguyên vẹn ngay cả trong mùa hè. Tuy nhiên, những dòng sông băng tại Mông Cổ hiện đang tan chảy với tốc độ nhanh chóng do vấn đề biến đổi khí hậu.

Tuần qua, khi tiến hành quan sát các dòng sông băng tan chảy, các nhà khảo cổ Mông Cổ đã vô tình phát hiện một mũi tên cổ nổi lên trên mặt sông. Sau quá trình tìm kiếm, rất nhiều đồ vật có giá trị đã được thu thập.

Mũi tên cổ đã tự nổi lên trên mặt sông.

Ngoài mũi tên bằng đồng được sơn đầu đỏ, các nhà khảo cổ còn tìm thấy một nghĩa địa động vật chứa hàng loạt hài cốt của giống cừu sừng lớn cùng những chiếc roi đẹp được bện từ đuôi ngựa.

Ngoài ra còn một số cổ vật bằng gỗ vẫn bị kẹt trong những mảng băng còn sót lại gần đó. Chúng bao gồm cán giáo, gậy chăn cừu và những chiếc cung tên có niên đại khoảng gần 1000 năm trước. Đáng chú ý, lẫn trong số các cổ vật là một cần câu bằng gỗ có niên đại muộn hơn, vào khoảng những năm 1960 hoặc 1970.

Thời kỳ của Khan vương vĩ đại Thành Cát Tư Hãn là một giai đoạn huy hoàng và đáng tự hào trong lịch sử quốc gia Mông Cổ. Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã tìm đến Mông Cổ để hỗ trợ cho các nhà khảo cổ tại đây có thể tìm kiếm được nhiều hơn những hiện vật lịch sử liên quan tới thời kỳ này.

Quá trình tìm kiếm cổ vật thời Thành Cát Tư Hãn vẫn đang được tiến hành ráo riết

    Bí ẩn dấu chân "ma quái" xuất hiện cách đây gần 12.000 năm được giải mã: Giới khoa học nói gì?

  • Bắt được 'quái vật vũ trụ' phóng năng lượng hủy diệt, gấp 10 tỷ năm hoạt động của Mặt Trời

Mặc dù lớp băng tan trên những dòng sông giúp cho việc phát hiện và thu thập cổ vật dễ dàng hơn, thế nhưng quá trình tan băng nhanh chóng lại đang gây nên nỗi lo ngại cho công tác khảo cổ.

Đa phần các cổ vật sẽ sớm bị hủy hoại nếu không mau chóng được khai quật sau khi băng tan. Thực tế trong ngành khảo cổ, lớp băng vĩnh cửu thường mang công dụng đặc biệt trong việc bảo quản các hiện vật.

Vì lí do đó, từ đầu mối lần này, các nhà khảo cổ Mông Cổ sẽ quyết định mở rộng và đẩy nhanh tiến trình tìm kiếm ở các khu vực sông băng, nhằm thu thập được thêm nhiều cổ vật có giá trị trước khi quá muộn.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/song-bang-mong-co-tan-chay-vi-bien-doi-khi-hau-lo-ra-mot-loat-co-vat-quy-gia-tu-thoi-thanh-cat-tu-han-20191128113730299.htm)

Tin cùng nội dung

  • Các nhà sinh vật học đưa ra cảnh báo nhiều khả năng 50% số loài trên Trái Đất sẽ phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào cuối thế kỷ này.
  • Các nhà khoa học Mỹ đề xuất ý tưởng sử dụng 10 triệu máy bơm khổng lồ, mang nước biển bên dưới lớp băng lên trên bề mặt nhằm làm tăng độ dày băng Bắc Cực.
  • Các nhà khoa học ở Nhật Bản phát hiện một lõi băng 720.000 năm tuổi có thể dự báo những thay đổi chi tiết của tình hình khí hậu trên Trái Đất trong hàng trăm nghìn năm tới.
  • Quá trình biến đổi khí hậu, suy thoái sinh thái và áp lực dân số đã góp phần làm cho các bệnh truyền nhiễm có thể truyền từ động vật
  • Biến đổi khí hậu đã xảy ra trên phạm vi toàn cầu, gây tác động ngày càng mạnh mẽ đến mọi quốc gia và sự sống trên trái đất, đặc biệt là ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người. Trước thực trạng này Cục Quản lý môi trường y tế đã tổ chức hội thảo “Biến đổi khí hậu và sức khỏe môi trường trong thời kỳ hội nhập”. Và những con số khảo sát được công bố tại hội thảo thực sự đáng báo động.
  • - Đề thi do Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai) ra trong kỳ thi định kỳ môn Văn dành cho 14 lớp khối 11 của trường sáng nay (19/11).
  • Quá trình đô thị hóa, biến đổi khí hậu, thiếu vốn... là các nguyên nhân khiến công tác chống ngập tại TP HCM chưa hiệu quả.
  • Mảnh đất bất tử ấy đã in sâu trong tâm trí tôi qua những trang sách học trò một thuở. Những bông cờ lau ngày nào mà Đinh Bộ Lĩnh...
  • Hiện nay số ca mắc sốt xuất huyết đang gia tăng trên cả nước. Dù số mắc lẫn Tu vong giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng các chuyên gia vẫn lo ngại dịch bùng phát vào tháng 8.
  • Một sự kiện gây chấn động thế giới trong thời gian gần đây, cùng với những phát hiện mới cho biết: cơ phó Andrea Lubitz, người lái chiếc máy bay Airbus A320 số hiệu 4U9525 của hãng Germanwings đâm xuống dãy núi Alps của Pháp vào ngày 24/3 vừa qua đã mắc bệnh rối loạn lo âu lan tỏa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY