Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Sống chung với HIV

Anh-Đầu năm 2019, cựu đội trưởng đội bóng bầu dục xứ Wales, Gareth Thomas công khai việc bị nhiễm HIV.

Đây là hành động nhằm đấu tranh định kiến và và thách thức quan niệm sai lầm về người nhiễm "H", Gareth Thomas giải thích. Thực tế vấn đề mà các bệnh nhân HIV gặp phải không chỉ sức khỏe thể chất mà còn là ánh mắt phán xét từ những người xung quanh. 

Stephen, một nhân viên truyền thông 33 tuổi ở Birmingham được chẩn đoán nhiễm HIV vào năm 2012. Anh từng có rất nhiều bạn bè. Tuy nhiên sau khi chia sẻ về căn bệnh của bản thân, những gì anh nhận được chỉ là sự xa lánh. 

Stephen dành một tháng để khóc sau khi nhận kết quả chẩn đoán. Anh hoảng loạn, tức giận và có dấu hiệu hoang tưởng nặng nề về nguy cơ lây truyền virus. Anh không dám ôm một đứa trẻ vì cho rằng mình sẽ lây truyền căn bệnh. 

Với sự giúp đỡ từ các chuyên gia tư vấn, Stephen học cách chấp nhận tình trạng của mình. Tuy nhiên việc thích nghi với phản ứng của người thân là điều tương đối khó khăn. 

Trong một cuộc khảo sát năm 2015 về sự kỳ thị HIV, 9% số người được hỏi cho biết mình từng bị quấy rối, 20% thường xuyên nhận được những lời đàm tiếu, 9% bị xâm hại cơ thể và 5% bị cô lập.

 Allan Batcock, một bệnh nhân nhiễm HIV. Ảnh: The Observer

Theo Đạo luật Bình đẳng 2010, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là bất hợp pháp. Ba năm trước, một đồng nghiệp đã gửi đơn kiến nghị, yêu cầu Stephen nghỉ việc sau khi biết về tình trạng sức khỏe của anh. Kiến nghị không được chấp thuận và người đồng nghiệp phải tham gia một khóa đào tạo về sự đa dạng. 

Stephen cho biết hẹn hò đối với những người nhiễm HIV cũng vô cùng khó khăn. Anh nhớ về buổi hẹn hò thứ 3 của mình: "Tôi đã thừa nhận về căn bệnh. Cô ấy đứng dậy giữa nhà hàng và hét lớn ‘Anh thật kinh tởm. Tôi không thể tin anh lại nói với tôi điều này’". 

Hiện tại, Stephen có một mối quan hệ khá bền vững với bạn gái. Anh cởi mở về tình trạng sức khỏe của mình dù theo luật pháp, người nhiễm HIV không cần tiết lộ về căn bệnh nếu sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ T*nh d*c.

(bi-sexual), kỹ sư công nghệ thông tin 37 tuổi sống tại High Wycombe. Anh được chẩn đoán nhiễm HIV vào năm 2007. Từng tìm hiểu và được tư vấn tận tình về căn bệnh, anh biết rằng HIV không phải "án tử". 

"Khi tôi tiết lộ với những người bạn thân thiết không thuộc cộng đồng LGBT (những người thuộc giới tính thứ ba), một trong những câu hỏi đầu tiên tôi nhận được là: Bạn sẽ ch*t phải không?", anh chia sẻ.

Đối với người nhiễm "H", đây là câu hỏi mang tính xúc phạm. Các nhà hoạt động xã hội nhấn mạnh, nhiều người có xu hướng lấy virus và vấn đề sức khỏe T*nh d*c nói chung ra để biện minh cho sự kỳ thị. 

Allan Batcock 43 tuổi, sống tại Cheshire, cho biết sự thiếu hiểu biết về virus HIV đã ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tinh thần và đời sống xã hội của anh. Được chẩn đoán vào 2011, Allan khi đó gần như không biết gì về căn bệnh. Anh chia tay với người yêu. Bạn bè trong quán rượu từ chối ngồi cùng bàn với anh.

Sau 8 năm, tình trạng sức khỏe của anh đã cải thiện đáng kể. Anh có cuộc hôn nhân hạnh phúc, dù đôi khi căn bệnh vẫn khiến anh cảm thấy cô đơn. Allan từng tham gia một nhóm cộng đồng dành cho những người có "H" tại Cheshire. Nhóm tổ chức các buổi gặp mặt hàng tuần và chia sẻ các liệu pháp bổ sung giúp vượt qua căn bệnh. Tuy nhiên, do vấn đề kinh tế, anh dừng đến các buổi hội họp. Trong khu vực Allan sinh sống không có các dịch vụ cộng đồng tương tự. 

Kat Smithson, Giám đốc Chính sách của National Aids Trust (NAT) cho rằng đây không phải là một vấn đề hiếm gặp. Đặc biệt tại các thành phố, việc tiếp cận các dịch vụ cộng đồng khó khăn hơn rất nhiều. Kat nhận định: "Những buổi gặp mặt rất hữu ích. Bạn có một nơi để cùng uống trà với những người đồng cảm. Tại đây, có người mới được chẩn đoán, có cả người đã sống chung với căn bệnh nhiều năm. Tất cả trong cùng một căn phòng. Và bạn có thể thấy rằng cuộc sống của họ vẫn đang tiếp diễn."

Nguyễn Phương (Theo Guardian)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/song-chung-voi-hiv-4024646.html)

Tin cùng nội dung

  • Tại các trại giam, trại tạm giam, số người đã sử dụng M* t*y, hoạt động M*i d*m và có các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV khác rất cao.
  • Liệu người bị nhiễm HIV/AIDS có thể sống chung với các thành viên khác trong gia đình?
  • Nắm rõ những triệu chứng thường gặp của những căn bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c sẽ giúp bạn kịp thời kiểm tra ngay những dấu hiêu bất thường trong cơ thể mình.
  • Các bạn được ngủ đủ 8 tiếng 1 ngày, trong khi có những ca trực bác sỹ thức thâu đêm suốt sáng, tiếp xúc với đủ tâm tư hỉ nộ ái ố. Khi các bạn được yên giấc say nồng, chúng tôi thức cùng bệnh nhân. Ngày này qua tháng khác, một số trong chúng tôi đã đánh mất đi cái tính cách thân ái vốn có của mình.
  • Cô gái suy thận trong “đám cưới cổ tích” ngày nào từng khiến hàng triệu khán giả Việt xúc động rơi nước mắt giờ đây đã theo chồng vào cõi vĩnh hằng. Nhưng tình yêu tuyệt đẹp kéo dài suốt 7 năm của họ sẽ mãi mãi là câu chuyện cổ tích.
  • Với vai trò là tổng đạo diễn chương trình Điều ước thứ 7, đạo diễn Lại Bắc Hải Đăng đã có những chia sẻ độc quyền với VietNamNet xung quanh câu chuyện của cặp vợ chồng hát rong Nguyễn Như Đào Nguyễn Bá Thanh.
  • Khói thải ở đây là từ các động cơ xe cộ, với chỉ riêng xe máy tại Việt Nam cũng đã khoảng 37 triệu chiếc.
  • Mặc dù đã ở tuổi 83 “xưa nay hiếm”, đôi chân chậm, đôi mắt mờ, nhưng đối với cụ Nguyễn Đình Ngật, phường Hòa Thuận Tây, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng thì những kỉ niệm trong những lần được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp mãi mãi không phai. Qua câu chuyện kể của ông về Đại tướng càng tô thêm vào bức
  • Hầu hết bệnh nhân nhiễm bệnh qua đường T*nh d*c không an toàn, nhưng các bác sĩ vẫn ghi nhận nhiều trường hợp hy hữu mắc bệnh này qua... tay.
  • Bệnh giang mai là một trong số những bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c. Bệnh thường không có biểu hiện ở những giai đoạn đầu nên khó chẩn đoán và điều trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY