Sách điện tâm đồ hôm nay

Sóng P bình thường và bệnh lý trên điện tâm đồ

Thời gian tức là bề rộng của P thường cũng tiêu biểu (lớn nhất) ở D2. P tiêu biểu có bề rộng trung bình là 0,08s, tối đa 0,11s, tối thiểu 0,05s. Ở trẻ em, thời gian P thường ngắn hơn ở người lớn.

Sóng P bình thường

Bình thường, sóng P ở:

D1, D2, aVF, V3, V4, V5, V6: bao giờ cũng dương.

D3, aVL, V1, V2: đa số là dương nhưng cũng có thể âm nhẹ hay hai pha, P âm ở D3 nếu có kèm QRS3 và T3 âm hay biên độ thấp thì là do tư thế tim nằm: nếu cho bệnh nhân hít vào sâu, P, QRS và T sẽ có xu hướng biến thành dương. Còn P âm ở aVL nhiều khi lại là do tư thế tim đứng.

aVR bao giờ cũng âm.

Dù âm, dương hay hai pha, P cũng có thể có móc nhẹ hay chẻ đôi nhẹ.

Biên độ sóng P thường tiêu biểu ở D2 (nghĩa là sóng P2 thường lớn nhất).

Sóng P tiêu biểu thường trung bình là 1,2mm, tối đa 2mm, tối thiểu là 0,5mm.

Ở trẻ em, biên độ P hơi cao hơn người lớn.

Ở các chuyển đạo thực quản và trong buồng nhĩ, sóng p cao gấp 10 lần p2 và có hình dạng giống như một phức bộ qrs.

Thời gian tức là bề rộng của P thường cũng tiêu biểu (lớn nhất) ở D2. P tiêu biểu có bề rộng trung bình là 0,08s, tối đa 0,11s, tối thiểu 0,05s. Ở trẻ em, thời gian P thường ngắn hơn ở người lớn.

Sóng P bệnh lý

Âm, dẹt < 0,5mm và hẹp < 0,05s, hai pha (ở các chuyển đạo đáng lý nó phải dương), chẻ đôi hay có móc sâu, méo mó, trát đậm hay dày cộm → ta phải nghĩ đến một tổn thương cục bộ ở nhĩ hay dày giãn nhĩ, hoặc một rối loạn nhịp tim (nhịp nút, rung nhĩ…).

P âm ở D1, aVL, V5, V6 : Là dấu hiệu đặc trưng của chứng ngược vị tạng tim.

P thay đổi hình dạng trên cùng một chuyển đạo: Nghĩ đến chủ nhịp lưu động hay ngoại tâm thu nhĩ.

P cao > 2,5mm và nhọn: Nghĩ đến dày nhĩ phải rồi đến dày nhĩ trái, bệnh tim có tím (thiếu oxy nặng). Khi tim bị kích động hay nhịp nhanh, P cũng có thể cao nhưng thường không quá 2,5mm.

P rộng (> 0,12s): Là dấu hiệu chủ yếu của dày nhĩ trái.

Khi p biến mất (p đồng điện): khi p đồng điện ở tất cả các chuyển đạo thì phải áp dụng các biện pháp tìm p (xem mục rối loạn nhịp tim), nhất là ở các chuyển đạo thường có p rõ nhất như: d2, v1, x1, v3r, s5, vœ, chuyển đạo trong buồng tim…, và nếu cần thì cho làm nghiệm pháp gắng sức, tiêm atropin, ấn xoang cảnh để thấy rõ p hơn. việc xác định bản điện tâm đồ đó có p hay thật sự không có p có một tầm quan trọng rất lớn, nhất là trong việc chẩn đoán các rối loạn nhịp tim.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/sachdientamdo/song-p-binh-thuong-va-benh-ly-tren-dien-tam-do/)

Tin cùng nội dung

  • Ngoại tâm thu thất phần lớn xẩy ra do cơ chế vòng vào lại. Nhát bóp ngoại tâm thu thất đến sớm so với nhịp cơ sở, tức khoảng RR < RR. Thất đồ giãn rộng > 0,13s, bất thường, méo mó về hình dạng.
  • Ngoại tâm thu trên thất, thường là ngoại tâm thu nhĩ, với đặc điểm: Sóng P” đến sớm, có thể đến sớm chồng cả lên T của nhát bóp trước. Sóng P” thường là biến dạng. Có thể đứng trước QRST”, đứng sau hay mất hút.
  • Hình ảnh điện tâm đồ có đường gấp khúc hoặc rung động từng chỗ của đường đẳng điện, có chỗ chênh hẳn ra khỏi đường đẳng điện hoặc đường đẳng điện uấn lượn.
  • Các điện cực trước tim khi làm điện tâm đồ được đặt liên tiếp cạnh nhau nên các sóng của chúng biến thiên liên tục. Sóng R thấp nhất ở V1, cao dần lên ở V2, V3, V4 rồi đến V5, rồi hơi thấp xuống ở V6.
  • Mắc nhầm dây điện cực đỏ sang tay trái và dây điện cực vàng sang tay phải. Hình ảnh điện tâm đồ có các sóng đều âm ở DI (nhất là P), DII có dạng DIII và ngược lại, aVR có dạng aVL và ngược lại.
  • Sóng P dương, dương ở DII và các đạo trình trước ngực từ V3 đến V6 và âm ở aVR. Sóng P dương ở DI và có thể dẹt, âm hoặc dương ở aVL và aVF và DIII.
  • Ngày nay, với sự tiến bộ của công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực, giấc mơ sở hữu một bộ ngực đẹp của chị em hoàn toàn có thể trở thành hiện thực.
  • Nam giới cần thực hiện những xét nghiệm dưới đây một cách định kỳ để giảm thiểu nguy cơ mắc những bệnh nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ, hoặc ung thư:
  • Nhịp tim ở người trưởng thành dao động từ 60 - 100 nhịp/ phút. Khi cơ thể trong trạng thái nghỉ ngơi, tim sẽ đập chậm đi và đập nhanh hơn khi hoạt động trở lại.
  • Điện tâm đồ (ECG) ghi lại hoạt động điện của tim. Tim tạo ra các xung điện nhỏ dẫn truyền đến cơ tim để thực hiện sự co bóp của tim. Những xung điện này có thể được ghi lại bởi máy điện tâm đồ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY