Hiện tượng này đã làm cho công tác phòng chống bị hạn chế do việc giải quyết mầm bệnh không đạt được hiệu quả mong muốn. Nước ta và các nước trong khu vực châu Á đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức. Do đâu mà ký sinh trùng kháng lại với Thuốc điều trị đang sử dụng?
Hiện tượng ký sinh trùng xảy ra chủ yếu với 3 nguyên nhân cơ bản là do áp lực Thuốc; sinh thái hoạt động của con người, sự di biến động dân và sự tiếp nhận của muỗi truyền bệnh sốt rét tại địa phương.
Xét nghiệm lam máu tìm ký sinh trùng sốt rét. Ảnh: V.HinhThực tế khi một loại Thuốc sốt rét được dùng khá phổ biến và trong một thời gian dài cho một số đối tượng lớn trong một quần thể dân cư sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chủng loại ký sinh trùng sốt rét biến dị, có điều kiện tự nhiên và dần dần được nhân lên, thay thế cho những chủng loại ký sinh trùng sốt rét nhạy cảm với Thuốc bị tiêu diệt dần; hiện tượng này được gọi là quá trình sàng lọc của áp lực Thuốc.
Gen nhạy cảm và của chủng loại ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum là một phức hợp đã được các nhà khoa học chứng minh là nếu đạt đơn dòng thì có sự đáp ứng khác nhau với Thuốc sốt rét; có dòng nhạy, có dòng kháng.
Trong trường hợp khi dùng nhiều một loại Thuốc và dùng trong một thời gian dài, nhất là việc sử dụng Thuốc một cách bừa bãi, không đủ liều và có sự kiểm soát chặt chẽ đối với các bệnh nhân bị mắc sốt rét sơ nhiễm, có mật độ ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum cao, Thuốc khó diệt hết thì chủng loại ký sinh trùng này dễ dàng thích nghi dần với Thuốc; đặc biệt là những loại Thuốc kháng folic, kháng folinic theo cơ chế kháng plasmid và được gọi là quá trình thích nghi của ký sinh trùng sốt rét dưới áp lực Thuốc. Đối với một số Thuốc sốt rét đang sử dụng, hiện tượng ký sinh trùng có thể mất đi sau một thời gian ngừng dùng loại Thuốc đó.
Các nhà khoa học đã ghi nhận ký sinh trùng thường phát sinh, phát triển ở những vùng lưu hành có nhiều nguồn bệnh, mật độ ký sinh trùng cao; nhất là ở các quần thể dân cư chưa có miễn dịch mới vào vùng lưu hành nặng như người dân ở vùng đồng bằng, thành phố đi xây dựng kinh tế mới ở vùng cao, miền núi; đi đào đãi vàng, tìm trầm, khai thác lâm thổ sản, rà kiếm phế liệu chiến tranh... tại núi rừng.
Thực tế cho thấy ký sinh trùng có khả năng lan rộng đi xa do nguồn bệnh di chuyển theo sự di biến động dân từ vùng này sang vùng khác rất khó kiểm soát.
Một khó khăn trong việc kiểm soát thực trạng là chủng loại ký sinh trùng có thể lan tỏa và phát tán trong phạm vi gần hay đến những nơi xa hơn đều do sự di biến động dân phức tạp từ nơi này sang nơi khác và khả năng tiếp nhận mầm bệnh của loài muỗi Anopheles truyền bệnh chủ yếu phù hợp tại địa phương.
Theo nguyên tắc cơ bản; chủng loại ký sinh trùng chỉ cắm rễ, phát sinh, phát triển ở một địa phương nào đó khi chủng loại ký sinh trùng kháng Thuốc này thực hiện hoàn thành được chu kỳ phát triển hữu tính của ký sinh trùng trong cơ thể muỗi truyền bệnh sốt rét tại địa phương. Một vấn đề cần lưu ý qua việc nghiên cứu và xác định của các nhà khoa học là loài muỗi Anopheles virus truyền bệnh sốt rét ở vùng rừng núi có khả năng lan truyền mạnh chủng loại ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum kháng Thuốc.
Vì vậy, nơi nào có sự xuất hiện của loài muỗi truyền bệnh chủ yếu này hoạt động thì nguy cơ ký sinh trùng sẽ xuất hiện với mầm bệnh kháng Thuốc do sự di biến động dân từ nơi khác mang đến. Đặc biệt, chủng loại ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum thường gây nên sốt rét ác tính, nếu việc điều trị không đáp ứng do ký sinh trùng đã kháng Thuốc thì nguy cơ Tu vong vì sốt rét ác tính là điều không thể tránh khỏi.
Theo TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh - Sức khỏe và Đời sống