Kinh tế xã hội hôm nay

Sử dụng máy lọc nhưng nguồn nước nhà bạn đã thực sự an toàn?

Máy lọc nước RO hay Nano đã không còn xa lạ trong các gia đình. Tuy nhiên, liệu công nghệ này có thực sự mang đến nguồn nước sạch cho gia đình?

Ô nhiễm nguồn nước và nỗi lo của gia đình

Theo thống kê của bộ y tế và bộ tài nguyên & môi trường, tại nước ta có khoảng 21% dân số đang sử dụng nguồn nước bị nhiễm asen, 20.000 người mắc bệnh ung thư mới phát hiện và một trong những nguyên nhân chính là do ô nhiễm nguồn nước.

Còn theo WHO, 44% trẻ em bị nhiễm giun và 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng tại Việt Nam do thiếu nước sạch và vệ sinh kém.

nguồn nước sinh hoạt hàng ngày không đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Cùng với những con số đáng báo động, các sự cố ô nhiễm nước trên sông thị vải, nước nguồn sông đà,... cũng khiến người tiêu dùng lo lắng và hoài nghi về chất lượng nước gia đình đang sử dụng hàng ngày. việc đầu tư máy lọc để xử lý nguồn nước giống như một hàng rào bảo vệ, giúp người tiêu dùng có thể yên tâm hơn khi sử dụng. tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng có thể khiến vi khuẩn bám ngược trở lại vào lõi lọc nước.

Phần lớn các gia đình không để ý đến khuyến cáo từ nhà sản xuất được in trên các lõi lọc: “không sử dụng với nguồn nước không an toàn hoặc không rõ chất lượng nước”. nguyên nhân của khuyến cáo này là do nguồn nước không an toàn có thể tạo màng sinh học tại lõi lọc. đây là hiện tượng lõi lọc bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn tích tụ lâu ngày. hệ quả là vi khuẩn trong nước lọc qua các lõi lọc còn cao hơn gấp 10.000 lần số lượng khuẩn trong nước máy (kết quả theo khảo sát và nghiên cứu trên trang nature.com, thực hiện trên diện rộng tại quốc gia doha). đặc biệt, nhiều gia đình chưa có thói quen thay lõi lọc thường xuyên khiến vi khuẩn ngày càng tích tụ và sinh sôi.

Nếu lõi lọc bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn trong nước lọc qua lõi lọc còn cao hơn gấp nhiều lần số lượng khuẩn trong nước máy.

Sử dụng lõi lọc kém chất lượng cũng là nguyên nhân khiến nguy cơ vi khuẩn tiềm ẩn, đặc biệt là các gia đình thường sử dụng nước trực tiếp tại máy. pgs. trần hồng côn, nguyên giảng viên khoa hóa – đại học khoa học tự nhiên cảnh báo: “trên thị trường, rất nhiều màng lọc được gọi là ro hay nano không đủ tiêu chuẩn, được sản xuất bởi các cơ sở không được đăng ký, kiểm định... các màng lọc đó có rất nhiều lỗ màng có kích thước lớn hơn nhiều nên vi khuẩn vẫn có thể bị lọt”.

PGS. Trần Hồng Côn cũng cho biết thêm, theo lý thuyết và cả trên thực tế thì màng lọc RO và Nano đều lọc sạch được vi khuẩn. Tuy nhiên, nước lọc qua màng lọc RO hay Nano tiêu chuẩn vẫn có thể bị nhiễm khuẩn do tái nhiễm từ môi trường xung quanh. “Những vi khuẩn được giữ lại trên những màng lọc đó, khi có điều kiện thuận lợi đều có thể phát triển và làm tắc màng lọc. Nước mà bị nhiễm khuẩn thì nguy cơ như đối với nước bẩn”.

Đâu là giải pháp diệt khuẩn tối ưu?

Sử dụng đèn uv - chiếu xạ diệt khuẩn bằng tia cực tím để diệt khuẩn nguồn nước là phương pháp khá phổ biến hiện nay. đây là một phương pháp khử trùng sử dụng ánh sáng tia cực tím có bước sóng ngắn để tiêu diệt vi sinh vật. tuy nhiên, phương pháp này chỉ thực sự phát huy hiệu quả trong điều kiện tối ưu. thêm vào đó, đèn uv cũng có tuổi thọ khá thấp, chỉ khoảng 6 – 12 tháng. trong nhiều trường hợp, đèn uv cháy và không còn phát huy khả năng diệt khuẩn nhưng người dùng lại không nhận biết được.

Bên cạnh giải pháp sử dụng đèn uv, nano bạc cũng là công nghệ được ứng dụng nhiều trong các lõi lọc nước với chức năng diệt khuẩn nhưng hiệu quả hoạt động chỉ được ghi nhận đầy đủ với một số loại vi khuẩn, không bao gồm virus và ký sinh trùng đơn bào. chương trình nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới về “đánh giá hiệu suất của nano bạc trong công nghệ xử lý nước gia đình” cũng đưa ra kết luận: nano bạc không được coi là sự lựa chọn thích hợp cho việc khử trùng nước uống.

PGS. Trần Hồng Côn nhận định về hai phương pháp này: “Đèn UV và nano bạc trong các điều kiện kỹ thuật tối ưu có thể tiêu diệt vi khuẩn. Nói thế có nghĩa là nếu công suất diệt khuẩn của đèn UV hay của Nano Bạc có giới hạn mà dòng nước quá lớn thì sẽ không đảm bảo mức độ diệt khuẩn an toàn”.

Để khắc phục những mặt hạn chế của các phương pháp diệt khuẩn hiện nay, năm 2015, Giáo sư gốc Pháp Christian Chris và các cộng sự thuộc đại học Bắc Carolina Hoa Kỳ đã nghiên cứu và lần đầu tiên ứng dụng công nghệ lượng tử vũ trụ vào sản xuất hạt lọc diệt khuẩn lượng tử (QD). Theo đó, hạt lọc làm từ vật liệu đặc biệt tạo ra sự tương tác lượng tử tạo ra một trường điện tích dương quanh hạt lọc thu hút các điện tử. Các vi sinh vật (chứa điện tử) chỉ cần tiếp xúc với hạt lọc QD thì ngay lập tức bị hút vào, xé rách và bị tiêu diệt.

công nghệ lượng tử từ khi được ứng dụng vào diệt khuẩn nguồn nước đã khắc phục được những hạn chế của ro và nano bạc.

Công nghệ lượng tử cũng có khả năng diệt khuẩn cao hơn đèn uv, thậm chí có thể diệt được cả khuẩn kị khí mà đèn uv không thể diệt hết. tốc độ diệt khuẩn nhanh, chỉ 1/10 giây đầu tiên khi tiếp xúc khuẩn đã ch*t hoàn toàn. công nghệ tiên tiến này cũng có ưu điểm về tuổi thọ cao lên đến 5 năm, khi sử dụng sẽ không còn nỗi lo cháy trong như đèn uv.

Bên cạnh đó, công nghệ lượng tử cũng được đánh giá cao về tính bền vững và là xu hướng của tương lai khi hội tụ yếu tố 5 không: không dùng điện, không dùng hoá chất, không nước thải, không tái nhiễm khuẩn, không có sản phẩm phụ sinh ra sau diệt khuẩn.

Mang những ưu điểm vượt trội so với các phương pháp cũ, công nghệ lượng tử đã và đang được sử dụng để lắp thêm vào các máy lọc nước hay các ứng dụng diệt khuẩn nguồn nước khác, đem đến dòng nước an toàn cho gia đình.

PV

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/su-dung-may-loc-nhung-nguon-nuoc-nha-ban-da-thuc-su-an-toan-n195845.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Như báo SKĐS đã đăng tải một số trường hợp bệnh nhân bị hôn mê sâu sau khi dùng an cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Để giúp bạn đọc hiểu thêm và dùng đúng về loại Thu*c này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của lương y Vũ Quốc Trung.
  • Hiện trên thị trường đông dược nước ta có một loại Thu*c đang được quảng bá rộng rãi và bán với giá khá đắt là An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, do nhiều lý do khác nhau, việc nắm vững công dụng, chỉ định và cách dùng cụ thể chế phẩm này còn không ít khiếm khuyết.
  • Điều khoản và điều kiện sử dụng trang web Mạng y tế (mangyte.vn). Bao gồm: từ chối trách nhiệm, những lợi ích bên ngoài, chính sách bảo mật, sự đảm bảo và giới hạn trách nhiệm.
  • Bơi lội luôn được xem là một hoạt động hè mà các em thiếu nhi thích nhất. Để giúp trẻ có được một mùa hè thật vui khỏe, bổ ích, phụ huynh cần tạo cho trẻ một môi trường bơi lội trong lành và an toàn.
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY