Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Sự thật về thải độc bằng nước chanh: Sai lầm, phản khoa học!

Quả thực, nước là một phần rất quan trọng của chế độ ăn lành mạnh nhưng có thực uống nước chanh và nhịn ăn vài ngày sẽ giúp thải độc cơ thể?

Hiểu đúng về thải độc và làm sạch tổng thể

Thải độc tố ra khỏi cơ thể luôn là một ý tưởng hấp dẫn. chẳng ai lại không muốn tống khứ hết các chất gây hại và ô nhiễm ra khỏi cơ thể cả. vậy nên, "thải độc" và "làm sạch tổng thể" luôn được nhiều người quan tâm. hiện nay, một trong những phương pháp phổ biến nhất tại các nước âu mỹ là nhịn ăn và chỉ uống nước chanh trong vài ngày với niềm tin rằng sự kết hợp này sẽ "làm sạch" các cơ quan và nội tạng trong cơ thể.

Quả thực, nước là một phần rất quan trọng của chế độ ăn lành mạnh nhưng có thực uống nước chanh và nhịn ăn vài ngày sẽ giúp thải độc cơ thể?

Bạn có cần thải độc?

"hoàn toàn không" là câu trả lời của nhà khoa học về thực phẩm và cựu phát ngôn viên của viện dinh dưỡng và đái tháo đường (mỹ), cô joy dubost. cô joy cho rằng cái gọi là "thải độc bằng chanh" hay "làm sạch tổng thể" bản chất chỉ là "bỏ đói cơ thể". "quan niệm để cơ thể nghỉ ngơi - không phải tiêu hoá gì - thực sự rất phản khoa học", cô dubost khẳng định.

Những lợi ích được cho là của thải độc

Những lợi ích nhìn thấy được của nước chanh đã và đang lan truyền rộng rãi. những người ủng hộ cho rằng đồ uống này sẽ da sáng và mềm cũng như giúp cải thiện tâm trạng và bổ sung năng lượng. giảm cân cũng là một trong những động lực khiến nhiều người lựa chọn loại đồ uống này.

Dubost lưu ý rằng những cách thải độc này cũng được những ngôi sao nổi tiếng như beyoncé áp dụng khi cần giảm cân để vào vai trong 1 bộ phim.

Theo dubost, nhịn ăn gián đoạn được xem là giúp giảm cân hiệu quả. nhưng thêm các phương pháp thải độc (chẳng hạn như dùng siro cây phong và cọ cho vào nước cốt chanh pha với nước, hạt tiêu và chút muối) trong khi thực hiện nhịn ăn lại không thực sự có tác dụng cải thiện sức khoẻ.

"không có bất kỳ bằng chứng khoa học nào cho thấy chúng mang lại lợi ích sức khoẻ. thực hiện quá trình này kéo dài còn khiến cơ thể rơi vào nguy hiểm", cô joy nhấn mạnh.

Trong thực tế, việc nhịn ăn kết hợp uống nước chanh trong 1 tuần sẽ khiến người thực hiện phương pháp này lại thấy mệt mỏi, uể oải, thay vì cảm thấy tràn đầy năng lượng, do cơ thể không được "nạp" năng lượng và dinh dưỡng.

"Bạn từng bỏ bữa trưa và bị đau đầu? Bạn sẽ hiểu cảm giác của mệt mỏi và thiếu năng lượng, thậm chí chẳng muốn nhúc nhích chân tay lúc đó", Dubost nói.

Cơ chế thải độc của cơ thể

Chuyên gia dubost khẳng định: quan niệm nước chanh có thể làm sạch cơ thể là hoàn toàn sai lầm. cơ thể chúng ta tự đào thải các chất độc thông qua hệ tiêu hoá. đó là lý do vì sao chúng ta cần chất xơ. trong khi nước chanh không chứa các chất xơ cần thiết để cơ thể thực hiện quá trình "tự làm sạch" này.

Với các chất độc cơ thể nạp vào từ thực phẩm, môi trường sống, "cơ thể chúng ta tự nó đã làm sạch. hệ tiêu hoá, gan và thận chính là các cơ quan thải độc của cơ thể", chuyên gia dubost nhấn mạnh.

Chuyên gia cũng ví việc uống nước chanh khi bụng rỗng giống như người uống Thu*c trị bệnh khi đói trong khi bác sĩ khuyến cáo phải uống sau ăn.

Thêm chanh vào nước là tốt

Uống nước luôn rất tốt cho sức khoẻ. lợi ích rõ ràng nhất của uống nước chính là giữ cho cơ thể bạn đủ nước. thêm nước cốt chanh vào nước uống không giúp tăng cường quá trình thải độc nhưng lại giúp bạn uống nhiều nước hơn.

"nếu bạn thích vị chanh trong nước lọc, hãy duy trì vì đây là cách tốt để khuyến khích bạn uống nhiều nước hơn. ngoài ra, chanh cũng rất giàu vitamin c, chất chống ôxy hoá và kali", bác sĩ dinh dưỡng vandana sheth, phát ngôn viên của viện dinh dưỡng và đái tháo đường, cho biết.

Cô sheth cũng lưu ý khi uống nước chanh với các thực phẩm giàu chất sắt, cơ thể sẽ hấp thu khoáng chất tốt hơn.

Không chỉ nước chanh, các chuyên gia cho rằng nước dưa chuột, nước bạc hà cũng đều rất tốt cho sức khoẻ bởi dưa chuột rất giàu kali và chất điện giải sẽ giúp lọc muối trong các mạch máu, giúp duy trì huyết áp ở mức tối ưu. Còn nước bạc hà rất giàu vitamin A và chất chống ôxy hoá, đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hoá hiệu quả.

Lời khuyên tốt nhất cho thanh lọc

Nếu thực sự cơ thể bạn cần được "làm sạch" bởi những gì bạn nạp vào, thì nước chính là một trong những cách tốt nhất để duy trì sức khoẻ từ bên trong. Do đó, khi thấy mệt mỏi hay chẳng muốn làm gì, hãy "kiểm điểm" lại xem bạn đã uống bao nhiêu nước ngày hôm đó. Bởi cảm giác mệt nhọc rất có thể là do cơ thể đang thiếu nước đó.

Không chỉ uống nhiều nước hơn, bạn cũng cần bổ sung thêm chất xơ và dinh dưỡng. "chất xơ sẽ "quét" sạch các chất bẩn trong hệ tiêu hoá. đó là cách làm sạch hiệu quả nhất", cô dubost nói. theo fda hoa kỳ, người trưởng thành cần 25g chất xơ mỗi ngày cho chế độ ăn 2.000 calo. tăng cường trái cây và rau củ, chọn các loại ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt hay các loại hạt đậu đỗ - đây đều là những nguồn chất xơ rất tuyệt vời.

Nhịn đói ngắt quãng cũng là một cách giảm cân hiệu quả nhưng đừng nhịn ăn hoàn toàn. thay vào đó, hãy cắt giảm lượng calo mỗi ngày xuống ngưỡng thấp hơn. "đừng đặt cơ thể vào tình trạng căng thẳng không cần thiết", yoy khuyên.

Cuối cùng, các chuyên gia khẳng định: Hãy tìm kiếm các phương pháp thải độc, giảm cân cân bằng và được kiểm chứng. Cách tốt nhất để làm sạch hệ tiêu hoá là uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả.

Theo Healthline

Nhân Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: CafeBiz (https://cafebiz.vn/su-that-ve-thai-doc-bang-nuoc-chanh-sai-lam-phan-khoa-hoc-20201004143742381.chn)

Tin cùng nội dung

  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Chế độ ăn kiêng nhanh là một kế hoạch giảm cân hứa hẹn những kết quả nhanh chóng. Những chế độ ăn kiêng này thường không có kết quả trong việc giảm cân lâu dài và không lành mạnh.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY