Chó ngao Nam Phi (Boerboel) là một giống chó ngao có nguồn gốc từ Nam Phi được huấn luyện để đi săn những loài thú dữ tợn, người ta gọi chúng là thợ săn sư tử và voi ở Nam Phi và điều này quả thực không phải là hư danh, phóng đại.
Chó ngao Nam Phi thật sự là những con "quái vật" khi chiến đấu với những loài thú dữ, gặp kẻ địch càng mạnh thì loài chó này lại càng hung dữ và phát huy được tiềm ẩn bên trong của chúng.
Có rất nhiều câu chuyện được ghi lại về "thành tích" siêu phàm của loài chó này, trong đó câu chuyện liên quan tới Alexander Đại đế (sinh năm 356 Trước CN - mất năm 323 Trước CN) có lẽ là câu chuyện nổi tiếng nhất.
Trong cuốn Pliny’s Natural History (là một trong những tác phẩm đơn lớn nhất còn tồn tại từ thời Đế chế La Mã cho đến thời hiện đại) do dịch giả Philemon Holland dịch có đề cập tới Alexander Đại đế và loài chó ngao Nam Phi.
Chuyện kể rằng, khi vua Albania tặng cho Alexander Đại đế một con chó ngao Nam Phi, Alexander đã rất ấn tượng bởi kích thước khổng lồ của chú chó (thực tế thì loài chó này luôn đứng đầu danh sách những chú chó to nhất thế giới ngày nay).
Do đó, Alexander đã quyết định sử dụng loài chó này để đi săn thú rừng (lợn rừng, hươu, nai...) và ngay sau đó ông đã phải thất vọng vì chó ngao thậm chí còn chẳng có hứng thú săn mồi. Vốn là một vị vua thích chinh phạt và chiến thắng nên ông đã vô cùng tức giận.
Ông gọi nó là "kẻ lười biếng" và quyết định giết con chó vô tích sự này, sau khi nghe tin về cái ch*t của con chó, vua Albania ngay lập tức gửi một con chó thay thế cùng với bức thư tới Alexander với nội dung: "Đừng lãng phí thời gian của những con chó với những thứ không xứng. Hãy cho chúng một con sư tử hay một con voi để chiến đấu".
Quả thực, sau khi cho chó ngao chiến đấu với một con sư tử thì lưng của mãnh thú đã bị gãy chỉ trong giây lát sau khi cuộc chiến nổ ra. Tiếp theo là một con voi được đưa ra và nó đã bị con chó giết ch*t dưới một bờ kè!
Loài chó ngao mà vị vua Albania tặng cho Alexander Đại Đế cũng được một thầy tu, phục vụ cho vị vua Louis IX (1214 - 1270) của nước Pháp, mô tả trong cuốn "Travels of William de Rubruquis" của mình. Theo đó giống chó này được mô tả là đủ lớn để đấu lại một con sư tử hay bò đực, cũng như đủ to để gắn yên cương như một con bò để kéo xe chở hàng.
Chứng kiến sức mạnh của loài chó ngao Nam Phi, Alexander Đại đế đã đưa chúng tới châu Âu năm 326 TCN. Trong một cuộc chiến với quân đoàn voi Ba Tư, ông thậm chí còn được cứu sống bởi một chú chó mà ông rất yêu thích có tên Peritas.
Chú chó này được mô tả là vô cùng to lớn, giống với chó ngao và đã giúp Alexander thoát ch*t khỏi một con voi trong trận chiến Trận Gaugamela năm 331 trước Công nguyên khi cắn vào chân của con voi cho đến khi nó ngã khụy xuống.
Một trận chiến khác với quân Malians, Alexander đã bị quân thù bao vây, Leonnnatus - vệ sĩ riêng của hoàng đế đã gửi chú chó này tới chỗ vị vua, chú chó dũng mãnh đã đột phá vòng vây để giải cứu Alexander.
Đáng tiếc, cuối cùng nó đã bị thương rất nặng bởi một cái lao và ch*t ngay sau đó. Quá tiếc thương cho con chó trung thành, ông đã đặt tên cho một thành phố ở Ấn Độ là Peritas và trên ngôi mộ của chú chó có một bức tượng về nó (theo “The Life of Alexander,” Plutarch)
Có rất nhiều câu chuyện kể về nguồn gốc của nó và điểm chung ở đây là kích thước to lớn và sức mạnh có thể chiến đấu với sư tử và voi.
Năm 640 TCN tại vương quốc Assyria, hai vị vua có tên Asarhaddon và Ashurbani-pal cũng đã từng sử dụng loài chó này để săn sư tử và ngựa hoang. Ảnh: History
Theo Pliny - tác giả, nhà tự nhiên học, và triết học tự nhiên La Mã thì chú chó Peritas này được người chú của Alexander là Alexandros Molossus (vua của Ipiros thuộc triều đại Aeacidae) tặng và có khả năng chiến đấu với cả voi và sư tử (theo Natural History, trang 149–150).
Một câu chuyện khác lại cho rằng Alexander Đại Đế đã được Sophytes - một vị vua ở Punjab thuộc tiểu lục địa Tây Bắc Ấn Độ tặng 150 con chó nổi tiếng là không hề biết sợ bất cứ đối thủ nào.
Để kiểm chứng sức mạnh của loài chó này, Sophytes có một con sư tử và đã cho nó đấu với 2 con chó yếu nhất, cuộc chiến có vẻ bất lợi cho hai con chó này nên sau đó ông cho thêm 2 con chó vào hỗ trợ.
Lúc này thì lợi thế nghiêng hẳn về phía những con chó và Sophytes đề nghị với Alexander Đại Đế về một cuộc chiến công bằng hơn với 3 con chó. Kết quả, 3 con chó đã cắn cho sư tử chảy máu đến ch*t (theo nhà sử học Diodorus Siculus ghi lại trong cuốn Library of history).
Thực ra, việc giết sư tử hay voi không phải là chiến tích mới của loài chó ngao này, trước đó vào năm 640 TCN tại vương quốc Assyria, hai vị vua có tên Asarhaddon và Ashurbani-pal cũng đã từng sử dụng loài chó này để săn sư tử và ngựa hoang.
Câu chuyện này đã được ghi lại trên một bức tranh tường tại căn phòng Assyrian thuộc Bảo tàng Anh quốc. Darwin còn đề cập tới việc loài chó này còn được khắc trên phần mộ của con trai vua Asarhaddon vào năm 640 TCN.
Chủ đề liên quan:
alexander đại đế chó Ngao chó ngao Nam Phi con voi cuộc chiến động vật đột phá giải cứu hoa hướng dương khủng khiếp nam phi sư tử sức mạnh Trái Đất đang tiến đến một